Rau muống rửa không kỹ
Rau muống chứa nhiều thành phần khoáng chất và vitamin rất có lợi cho cơ thể. Hơn nữa, rau muống là loại rau dễ ăn nên thường được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách, rau muống có thể trở thành “kẻ sát nhân” cực kì nguy hiểm.
Rau muống và các loại rau thủy sinh khác đều có rất nhiều ấu trùng của sán bã trầu. Nếu không được rửa kỹ, ấu trùng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể, nhẹ thì làm viêm, nặng còn có thể dẫn tới xung huyết, tiết ra độc tố làm phù nề toàn thân, tràn dịch màng tim, màng phổi, có thể dẫn tới tử vong vì suy kiệt.
Đó là lí do trước khi ăn rau muống phải ngâm rửa thật kỹ, nếu ăn sống cần phải chẻ rau ra và rửa kỹ ở cả bên trong ruột. khi ăn chín thì nên nấu kỹ để giết hết mầm bệnh. Ngoài ra, rau muống có chứa 90% nước, chất xơ, protein, vitamin C,... nên khi luộc dễ bị hòa tan vào nước. Để giữ được chất dinh dưỡng, người nội trợ nên chọn phương pháp xào.
Súp lơ cắt rồi mới rửa, nấu ở nhiệt độ cao
Súp lơ giàu thành phần vitamin và khoáng chất, giúp kích thích các quá trình trao đổi chất và tham gia các hoạt động tạo máu, củng cố hệ tim mạch. Ngoài ra, súp lơ còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách, súp lơ sẽ không phát huy hết tác dụng, ngược lại còn có thểsinh ra các chất gây hại cho cơ thể.
Điều đáng lưu ý cho các chị em nội trợ là không nên cắt súp lơ rồi mới rửa bởi như vậy sẽ khiến một phần chất dinh dưỡng có trong rau bị mất đi. Khi chế biến, không nên bật lửa to, vì khi đó nhiều thành phần vitamin đặc biệt là nhóm chất giúp ngăn ngừa ung thư sẽ bị mất tác dụng. Tốt nhất, với những bà mẹ đang trong giai đoạn đầu thai kì không nên dùng nhiều súp lơ, do hàm lượng vitamin C trong súp lơ lớn, ăn quá nhiều trong thời gian dài dễ tăng nguy cơ sảy thai.
Ăn cà rốt và uống rượu bia cùng lúc
Trong cà rốt chứa nhiều hàm lượng carotene rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chị em nấu món móng giò hầm cà rốt cho cả nhà ăn đặc biệt là cánh mày râu kết hợp với nhâm nhi vài ly rượu, bia sẽ gây ra phản ứng ngược, hình thành chất độc nguy hại cho gan. Đây là nguyên nhân khiến gan có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là ung thư gan.
Cà chua ăn sống trước bữa ăn hoặc khi đang đói
Cà chua là một trong những loại rau củ chứa axit kích ứng dạ dày. Do vậy, khi dùng cà chua bạn nên lưu ý không nên ăn trước bữa ăn hoặc khi bụng đói để tránh nguy cơ tăng hàm lượng axit làm trào ngược dạ dày, gây đau bụng, ợ hơi và các bệnh về tiêu hóa. Điều này có thể khắc phục bằng cách dùng đệm vài món trước khi ăn cà chua như kết hợp với các loại rau salad khác để giảm axit trong dạ dày.
Ăn giá đỗ sống, giá đỗ chần
Nên hạn chế ăn giá đỗ sống hoặc đã chần vì giá đỗ nếu không được nấu chín kĩ sẽ sinh ra nhiều độc tố, gây hại cho dạ dày và khiến bụng chướng, đầy hơi, hay buồn nôn và chóng mặt.
Cách chế biến rau an toàn và không mất chất
Nên dùng ngay khi nấu xong: sau khi nấu, đồ ăn để càng lâu thì dinh dưỡng trong rau càng mất đi. Sau 1 giờ, dưỡng chất trong rau có thể mất đến 75%. Nếu không được đậy kỹ, đồ ăn còn dễ bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài gây hại cho cơ thể.
Không nên dùng rau nấu lại quá nhiều lần: rau được nấu lại nhiều lần thường mất hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn hình thành các chất độc gây hại nguy hiểm đến sức khỏe.
Đừng để rau quá lâu: nhiều người thường mua rau, bỏ vào tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, thói quen này thường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 20% các chất dinh dưỡng trong rau thường mất đi ở nhiệt độ thường nếu để trong 1 ngày.
Thời gian nấu rau quá lâu: rau nấu lâu thường nhừ, mất ngon, đặc biệt chất dinh dưỡng sẽ bị hòa tan vào nước. Khi nấu lâu, các chất dinh dưỡng dễ bị biến đổi thành các chất độc hại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn chất nitrate trong rau xanh sẽ chuyển thành chất dễ gây ngộ độc, thậm chí là gây ung thư nếu tích tụ lâu ngày.