Đau bụng dưới
Chị em có thể chịu những cơn đau bụng âm ỉ, đau thắt lưng, đầy bụng, tiêu chảy. Thậm chí, một số người đến thời kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu đau dữ dội đến mức không thể chịu được, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
Nếu do nguyên nhân nguyên phát, cơn đau thường bắt đầu 1-2 năm sau khi phụ nữ có chu kỳ nguyệt san đầu tiên. Các cơn đau sẽ giảm dần theo tuổi và có thể giảm hẳn sau khi sinh con.
Tuỳ theo cơ địa mỗi người, đau có thể kéo dài hoặc nhói từng cơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tử cung co bóp gây áp lực lên các mạch máu, tiết ra prostaglandin kích hoạt cơn co thắt tử cung. Vị trí tử cung không bình thường (tử cung nằm lùi quá về phía sau, hoặc quá ngả ra phía trước) cũng ảnh hưởng đến máu lưu thông, gây đau bụng.
Dù không nguy hiểm, nhưng đau bụng là nỗi ám ảnh ở các bạn nữ tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi sinh sản. Nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của chị em.
Còn có nguyên nhân thứ phát, gây ra bởi các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Những cơn đau này thường đến sớm, trước chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn cơn đau bụng do kinh nguyệt thông thường. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… nên phải điều trị bằng phương pháp y khoa.
Để giảm cơn đau, khi đến tháng chị em có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, có chế độ ăn hợp lý - bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất sắt, uống nhiều nước để nội tiết được giải phóng nhanh hơn, tranh thủ nghỉ ngơi.
Thay đổi cảm xúc, tâm lý
Nhiều chị em thường bị chứng căng thẳng hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt do sự thay đổi của nội tiết tố. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, chỉ có mức độ biểu hiện khác nhau.
Một số chị em dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường, hay sốt ruột, nôn nóng, có người còn trở nên suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc nặng nề hơn bình thường... Những triệu chứng này thường diễn ra khoảng 1-2 tuần cuối của chu kỳ và mất sau khi có kinh hoặc kéo dài đến hết ngày có kinh.
Bạn có thể tập yoga, ngồi thiền tĩnh tâm, cố gắng thư giãn, thả lỏng bản thân và ngủ đủ để vượt qua cảm giác nặng nề, khó chịu trong những ngày "đèn đỏ".
Đau lưng, mệt mỏi
Cứ mỗi lần đến tháng, ngoài đau bụng nhiều chị em còn phải chịu đựng cảm giác khó chịu như: đau lưng tức ngực, nhức mỏi cơ bắp, tiêu chảy do rối loạn chuyển hóa hoóc môn.
Thậm chí, khi "đến tháng", không ít chị em còn gặp nhiều phiền toái khi bị rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Chị em vẫn có thể lao động bình thường nhưng nên tranh thủ nghỉ ngơi và tránh căng thẳng, hạn chế các hoạt động nặng nhọc, công việc ngâm mình suốt ngày dưới nước, không nên đi xa, ngồi lâu vì dễ mệt mỏi, khó chịu.
Cảnh báo: Nhiều phụ nữ có nguy cơ vô sinh vì thường làm điều này trong 'ngày đèn đỏ' Trong những 'ngày đèn đỏ', cơ thể chị em rất nhạy cảm, dễ bị rối loạn nội tiết tố nên cần đặc biệt chú ý. Thậm chí bạn có thể gặp ... |
5 điều cần biết về tình dục trong ngày ‘đèn đỏ’ Bạn vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục vào kỳ kinh, đôi khi chu kỳ rụng trứng của chị em có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệ... |
Quan hệ tình dục khi người phụ nữ đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không hẳn là một điều tồi tệ, ngược lại còn khá thú vị. |