Chuyển sinh làm trâu ngựa để trả nợ
Trên trang mạng Chánh Kiến có một bài viết rất hay: “Kiếp trước kiếp này: Người chưa bao giờ cưỡi lừa”. Tác giả Đường Hiểu Vu quen biết một người đàn ông có khả năng nhìn thấy tiền kiếp, ông luôn kể rằng chuyện động vật luân hồi chuyển sinh là hoàn toàn có thật.
Cũng bởi vậy, ông chưa bao giờ cưỡi lừa, cho dù đi đường xa có mệt tới đâu ông cũng đều dắt lừa mà đi. Trâu cũng vậy, ông không bao giờ ngồi lên nó mà cưỡi. Nguyên nhân là bởi ông có thể nhìn thấy kiếp trước của một sinh mệnh, nhìn thấy những con lừa và trâu là bạn thân hoặc người nhà trong tiền kiếp nên ông không dám cưỡi.
Ông nói, thông thường các loại súc vật trong nhà như trâu, bò, ngựa, lợn… đều là con người chuyển thế để trả nợ. Kiếp trước thiếu nợ của gia đình nào đó không trả hoặc không trả được thì kiếp này phải hóa thành trâu ngựa để trả nợ, thiếu nợ thứ gì hay thiếu nợ của ai đều nhất định phải hoàn trả.
Trong dân gian người ta vẫn thường coi lời thề là lời nói gió bay, nên mới tuỳ tiện thề rằng:“Kiếp sau xin được làm trâu làm ngựa để báo đáp”. Đây thực sự không phải là lời nói đùa, nếu thực sự kiếp này không hoàn trả kiếp sau nhất định phải trả. Đó là quy luật bất biến trong vũ trụ này.
Ông còn kể lại một câu chuyện có thật của chính người hàng xóm. Gia đình người hàng xóm nọ có 3 anh em trai, cha của họ đã qua đời. Vài năm sau, trong một lần đi chợ người hàng xóm phát hiện con lừa ở làng bên cạnh chính là cha của anh ta chuyển thế.
Kiếp trước thiếu nợ nên kiếp này ông phải hóa thành lừa để báo đáp. Vì thương cha, ba anh em liền bàn nhau mua lại con lừa về nhà chăm sóc bởi họ tin rằng nợ nghiệp nhất định phải hoàn trả.
Phật Đà cảnh báo thế nhân: Trong đại dương mênh mông rộng lớn, miếng gỗ đục lỗ tròn trôi dạt vô định. Trong biển sâu có một con rùa mù, một trăm năm nổi lên mặt nước một lần, va phải lỗ hổng miếng gỗ. Khi một người mất đi nhân thân, cơ hội có lại được thấp hơn rất nhiều việc con rùa chui vào cái lỗ trên miếng gỗ. Những sự gì chúng ta nhìn thấy ở đời này, đều là nhân quả của kiếp trước người đó hay bản thân chúng ta từng làm.
Luật nhân quả có những lúc biểu hiện ra không hề rõ ràng, khiến người đời khó lòng phát hiện. Nhưng mà trong thực tế, quy luật ấy đích thực là có tồn tại, cho dù là nó không báo ứng ngay tại đời này thì cũng báo ứng trong đời khác. Câu chuyện trên đây có lẽ chính là một sự báo ứng ngay tại đời này.
Vậy nên, con người chớ vội vàng quy kết ‘không thấy thì không thể tin’. Bởi có những điều mắt của chúng ta không nhìn thấy, nhưng không phải là chúng không tồn tại.