Phụ Nữ Sức Khỏe

Người phụ nữ cứ đi vệ sinh là thấy một ‘vật lạ’ rơi khỏi vùng kín mà không biết rằng đó dấu hiệu cảnh báo căn bệnh đáng sợ của 5 năm sau

Sau 5 năm, "miếng thịt" rơi khỏi vùng kín ngày nào càng chảy xệ, thậm chí khi rơi ra ngoài và không còn tự thụt vào nữa.

Đó là trường hợp của người phụ nữ họ Ngô (57 tuổi), làm nghề giáo viên dạy múa nên có thân hình rất dẻo dai, khỏe khoắn, cô không thể ngờ có ngày mình lại rơi vào tình trạng khổ sở này.

5 năm về trước, cứ mỗi lần đi vệ sinh cô Ngô lại thấy có một "miếng thịt" rơi ra từ âm đạo của mình. Nhưng khi cô nằm trên giường và nghỉ ngơi một đêm, "miếng thịt" bỗng thu lại vị trí ban đầu. Vì không có triệu chứng khó chịu nào khác, cô Ngô không để tâm đến vấn đề này nữa mà chỉ nghĩ rằng đó là dấu hiệu của tuổi già.

5 năm về trước, cứ mỗi lần đi vệ sinh cô Ngô lại thấy có một "miếng thịt" rơi ra từ âm đạo của mình. Ảnh minh họa: Internet

Không ngờ vài năm sau, "miếng thịt" ngày càng chảy xệ, thậm chí khi rơi ra ngoài nó không còn thụt vào như trước đây nữa.

Nhận thấy tình trạng không ổn nên mới đây, cô được con gái đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Tại bệnh viện, cô Ngô vô cùng hoảng sợ khi biết "miếng thịt" thò ra thụt vào nhiều năm qua của mình chính là tử cung của mình. Cô bị sa tử cung và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Tuy nhiên vì tuổi không còn quá trẻ, cô Ngô từ chối phẫu thuật. Một thời gian sau, vùng kín liên tục bị viêm. Bác sĩ chẩn đoán viêm âm đạo nặng kèm theo viêm lộ tuyến cổ tử cung, bắt buộc phải phẫu thuật cắt tử cung.

Sa tử cung và những biểu hiện

Sa tử cung (hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo) là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, khi thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có trường hợp tử cung lộ ra ngoài âm đạo. Nguyên nhân sa tử cung là do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu là một trong những bất thường về khung xương dẫn tới hiện tượng sa thành tử cung.

Biểu hiện sa tử cung được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện sa tử cung được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Biểu hiện nhẹ là khi tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm bên trong ống âm đạo. Mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung tụt xuống và sa hẳn ra ngoài cửa âm đạo.

Bệnh sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chị em. Bệnh nhân sẽ có cảm giác phiền nhức, tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày, dễ gây viêm nhiễm và xuất hiện phần thịt lồi ở cơ quan tình dục. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn cảm thấy đau phần bụng dưới và thắt lưng, làm giảm hứng thú chuyện ân ái.

Các triệu chứng của sa tử cung bao gồm: Cảm giác khó chịu ở xương chậu khi ngồi. Đau thắt lưng. Cảm thấy có gì đó đang thò ra khỏi âm đạo. Quan hệ tình dục đau, khó chịu vì cảm thấy lỏng lẻo. Tiểu tiện nhiều nhưng thường khó tiểu, bị đau buốt khi tiểu. Cảm thấy khó chịu khi đi lại.

Đối tượng dễ bị sa thành tử cung

Sa thành tử cung có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào, tuy nhiên căn bệnh này thường xảy ra hơn đối với những đối tượng sau:

Căn bệnh này thườn xảy ra hơn đối với những đối. Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những thai phụ sinh con qua đường âm đạo, thai nhi quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu.

Phụ nữ thường xuyên vận động, mang vác nặng sau khi sinh thay vì phải nghỉ ngơi, kiêng cử. Điều này khiến cho vùng đáy bụng phải co bóp nhiều, gây ra tổn thương và dẫn đến sa tử cung.

Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi, cơ và dây chằng trở nên suy yếu, lão hóa.

Ngoài ra, những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra sa tử cung sau sinh ở sản phụ:

- Mang thai đôi hoặc đa thai.

- Tuổi cao.

- Thai nhi quá lớn.

- Thai phụ đã mang thai nhiều lần.

- Sinh khó, dẫn đến co thắt tử cung quá lâu.

- Bất thường ở nhau thai.

- Trải qua phẫu thuật tử cung.

Nguyên nhân sa tử cung

- Sa tử cung có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.

- Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh, khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, trong khi các cơ quan này chưa phục hồi hoàn toàn sau khi sinh, dẫn tới thành tử cung bị sa xuống.

- Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân sa tử cung, chẳng hạn như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,...

- Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh.

- Can thiệp y khoa trong khi sinh: bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

Các mức độ sa tử cung thường gặp

- Mức độ 1 (nghĩa là chỉ bị kéo giãn, thấp hơn một chút so với ban đầu và vẫn nằm trong âm đạo): Không cần phải phẫu thuật, chỉ cần kiên trì luyện tập 1 số bài tập cho vùng xương chậu tăng khả năng đàn hồi của tử cung thì nó sẽ dần quay lại vị trí ban đầu.

- Mức độ 2 (tử cung giãn xệ xuống khe hở của âm đạo, mỗi khi rặn hoặc đi vệ sinh, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài): Nghỉ ngơi hợp lý, tử cung sẽ tự co vào bên trong.

- Mức độ 3 (tử cung chảy hết ra ngoài âm đạo và không tự co vào được, kèm theo viêm tấy).

Ở mức 2 và 3, nếu tử cung vẫn không thể tự co vào thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Nếu bệnh nhân còn nhu cầu sinh đẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật treo tử cung lên, làm hẹp âm đạo để giữ chức năng sinh sản.

Nếu không có nhu cầu sinh đẻ nữa thì cắt bỏ hoàn toàn tử cung để tránh nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử.

Tình trạng sa tử cung sau sinh ngày càng được quan tâm hơn vì những bất tiện và ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống người phụ nữ. Tuy nhiên, vì lý do tế nhị nên phụ nữ thường ngại đi khám, âm thầm chịu đựng. Trong khi đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sa tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Q.Hương (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cô gái 27 tuổi phải chấp nhận cắt bỏ hoàn toàn tử cung, mất đi khả năng sinh sản do...

Ở độ tuổi còn quá trẻ cô gái này phải ‘cắn răng’ chấp nhận từ bỏ thiên chức làm mẹ,...

Cô gái 22 tuổi ‘chiều người yêu’ đến mức ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, đột tử ngay...

Cô gái được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mặt xanh xao, mồ hôi nhễ nhại. Kết...

3 dấu hiệu trên quần lót có thể phụ nữ đã bị ung thư cổ tử cung, hãy nhanh chóng...

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, căn bệnh chiếm tỉ lệ...

3 vị trí ‘ĐỘC’ trên mặt cảnh báo tử cung đang suy yếu, nếu không muốn mất đi thiên chức...

Thông thường những căn bệnh ở vùng kín sẽ cảnh báo qua phần bụng dưới, riêng với tử cung còn...

Bệnh ung thư không đến đột ngột, người mắc bệnh ung thư đều có dấu hiệu này, đặc biệt là...

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến với phụ nữ hiện nay, tuy nhiên phụ nữ thường...

Quan hệ tình dục lúc 16 tuổi, cô gái bàng hoàng phát hiện ung thư cổ tử cung sau 8...

Cô gái trẻ chỉ 24 tuổi, chưa lập gia đình nhưng phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung...

Cô gái 32 tuổi bị ung thư nội mạc tử cung vì bỏ qua dấu hiệu cảnh báo trong thời...

Ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất của phụ nữ, hiện nay...

Tin mới nhất

Suti - con gái người mẫu Thúy Hạnh từng nặng gần 64kg giờ "lột xác" gây ngỡ ngàng: Càng lớn...

2 giờ trước

Giấu 4 điều này đừng để con cái biết, cuộc sống sau khi nghỉ hưu sẽ ngày một tốt đẹp

2 ngày 3 giờ trước

Phương Oanh dưỡng thai kiểu 'hào môn' vẫn không tránh khỏi cảnh 'phá dáng', mặt nở, bụng lớn, muốn làm...

2 ngày 4 giờ trước

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

2 ngày 5 giờ trước

Con gái MC Diệp Chi sở hữu nét tướng phú quý trên gương mặt, 13 tuổi 'trổ nét' thiếu nữ,...

07/05/2024 12:51

Cách giúp con thông minh vượt trội của 3 nước xếp top đầu những quốc gia nuôi dạy con tốt...

07/05/2024 08:16

Con đi nhà trẻ về nói "không tiểu được", mẹ òa khóc lúc thay quần cho bé

07/05/2024 08:02

Nhau tiền đạo là gì, tại sao lại nguy hiểm tính mạng sản phụ?

07/05/2024 07:57

Mẹ không điều trị đái tháo đường, thai nhi chết lưu

07/05/2024 07:52

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình