Dưới đây là 7 vấn đề sức khỏe xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng tắm trong thời gian dài:
Tắm và gội là 2 công việc vệ sinh cá nhân mà chúng ta phải làm mỗi ngày, một mặt để làm sạch thân thể, mặt khác cũng là để thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Nhưng với nhiều người, việc tắm gội chỉ thực sự thoải mái khi làm vào những ngày nóng bức, còn khi thời tiết chuyển lạnh, điều này chẳng khác nào "cực hình".
Các vấn đề về da: Nếu lười tắm, các vấn đề về da bạn đang mắc phải sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Vi khuẩn và bụi bẩn kết hợp với nhau để gây ra cảm giác ngứa. Khi bạn gãi nhiều sẽ khiến các mảnh da bị tổn thương và nhiễm trùng, từ đó làm bệnh về da trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiễm trùng: Hãy tưởng tượng số lượng vi khuẩn, vi trùng chúng ta tiếp xúc hằng ngày mỗi khi chạm vào điện thoại di động, thang máy, nắm tay cửa và toilet. Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi trùng và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua tay, mũi, miệng, khiến bạn bị cảm lạnh hoặc thậm chí là viêm gan A. Cũng giống như việc rửa tay, tắm sạch sẽ phải được thực hiện một cách nghiêm túc.
Nấm: Ngoài bệnh truyền nhiễm, nấm và các bệnh nhiễm trùng da khác sẽ xâm nhập và gây ra rất nhiều rắc rối. Nấm có thể sống trên da, bên trong miệng và trên cơ quan sinh dục của bạn. Trẻ em, phụ nữ có thai và người béo phì có nhiều khả năng bị nhiễm nấm nhất. Tuy nhiên, một trong những yếu tố lớn nhất là do vệ sinh kém. Vì vậy, hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên.
Da chết: Khi bạn tắm, việc kỳ cọ sẽ khiến các tế bào xa chết trên da bị cuốn trôi để các tế bào mới phát triển. Nếu bạn ngừng tắm, toàn bộ số tế bào này sẽ tích tụ khắp cơ thể khiến bề ngoài của bạn bị ảnh hưởng.
Mùi cơ thể khó chịu: Mặc dù bản thân mồ hôi không có mùi nhưng vi khuẩn và vi trùng có trong mồ hôi lại là nguyên nhân gây mùi. Nếu một người có mùi cơ thể, họ sẽ phát triển khả năng miễn dịch với nó. Bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ mùi hôi nào từ cơ thể mình sau khi bạn phải ngửi nó trong một thời gian dài, tuy nhiên những người xung quanh thì không như vậy.
Ngứa cơ quan sinh dục: Vùng bẹn có lẽ là phần cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất khi không tắm. Khu vực này không chỉ bốc mùi hôi mà còn dễ bị nhiễm trùng nấm men và nặng hơn. Cảm giác ngứa ngáy do bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ ở đó cũng sẽ phát triển và khó chịu vô cùng.
Tóc bết: Khi tắm gội sạch sẽ, da đầu của bạn sẽ được loại bỏ da chết và dầu. Vì vậy nếu bạn bỏ qua việc này, tóc bạn sẽ bị nhờn, có mùi hôi và bết lại. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên gội thường xuyên vì việc tiếp xúc với chất tẩy rửa có thể khiến da gặp nhiều vấn đề khác. Tốt hơn hết bạn nên gội đầu cách ngày, thậm chí 2 lần một tuần.
Tắm đúng cách:
Thời điểm tắm tốt nhất cho sức khỏe là vào buổi sáng hoặc có thể tắm trước 20h, tuyệt đối không nên tắm sau 22h đêm. Ngoài ra, mọi người nên vận động nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể trước khi tắm.
Không nên để tóc ướt đi ngủ vì quá trình bay hơi của nước cần đến nhiệt độ khiến các dây thần kinh dưới lớp biểu bì của da đầu.
Vùng da sau tai, cổ và vai không được giữ ấm. Nếu trời quá lạnh, nhiệt độ cơ thể xuống thấp, toàn bộ vùng mặt sẽ bị liệt cứng bởi hệ thống dây thần kinh mặt đã bị cóng. Nếu gội đầu thì tốt nhất là nên sử dụng nước ấm và sấy tóc thật khô trước khi đi ngủ.
Trong trường hợp về muộn thì chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, dùng khăn lau người chứ không nên đi tắm hoặc ngâm bồn khi đã quá muộn. Đặc biệt là trường hợp những người có tiền sử bị bệnh huyết áp cao, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp.