Tất cả mọi người đều mong muốn có được cuộc sống hạnh phúc an lạc, nhưng không phải ai cũng biết cách để sống hạnh phúc an lạc thật sự.
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cần phải biết cách buông bỏ mọi thứ, buông bỏ những ràng buộc để sống chậm lại, cảm nhận được những sự chân thành, từ những người đồng cảm với mình như gia đình, bạn bè, các mối quan hệ xã hội.
Hãy luôn biết cách để cuộc sống của mình luôn tràn ngập tình yêu và hạnh phúc, để cuộc đời này khi chúng ta gặp lại ai, người đó cũng trao cho ta một nụ cười của sự thấu hiểu, yêu thương để thể hiện một sự thấu hiểu, yêu thương để mãi hiện hữu một niềm vui bất diệt trong cuộc sống.
Đạo Phật nói về sự bình yên trong cuộc sống.
Sự xuất hiện của Đạo Phật trong cuộc sống là muốn hướng tới để con người cảm nhận được bản chất của khổ đau và nhận thấy rằng luôn có sự an lạc xuất hiện khi nỗi khổ niềm đau không còn.
Lời nói của Phật dạy không chỉ là nghiệp tu hành mà còn giúp chúng ta tìm được sự an lạc tuyệt đối, sự an lạc, bình yên trong cuộc sống hiện tại, và không bị chi phối bởi bất cứ vô minh não phiền nào của cuộc sống.
Trong cuộc sống luôn tồn tại sự bất an vì chúng ta luôn có lòng đố kị ganh đua với mọi người xung quanh, luôn muốn mình hơn người khác, nên khó có thể sống bình yên, tịnh tâm. Phật dạy, chúng ta chỉ cần buông bỏ gánh nặng ấy dần dần, thì cuộc sống sẽ nhẹ nhõm và bình yên hơn. Buông bỏ dần dần đến một lúc nào đó, khi quay đầu nhìn lại thì chúng ta sẽ chẳng còn gì, chẳng còn đố kỵ mệt mỏi mà chỉ còn tình yêu thương, sự vui vẻ, an lạc.
Sự bình yên được cảm nhận qua cuộc sống thực tại đầy nhiệm màu. Khi con người đạt đến cảnh giới an lạc, bên trong tâm hồn sẽ là bến đỗ bình yên, không còn sự chi phối của ngoại cảnh hay sắc trần, chỉ còn niềm vui của tình yêu thương, hạnh phúc.
Nếu bạn luôn sống so đo, bạn sẽ rất khổ tâm; nếu bạn luôn bao dung, bạn sẽ rất hạnh phúc; nếu biết sao là đủ, bạn sẽ sống vui vẻ; nếu bạn luôn biết ơn, bạn sẽ rất lương thiện…
1. Làm người:Kính trọng bề trên, không xem thường bề dưới, gọi là Lễ;
2. Làm việc: Lớn không hồ đồ, nhỏ không so bì, gọi là Trí;
3. Có lợi: Được 6 phần nhưng chỉ nhận 4 phần, gọi là Nghĩa;
4. Có luật pháp: Biết giữ mình, không màng lợi lộc, gọi là Liêm;
5. Đối nhân: Trước sau như một, đối xử chân thành, gọi là Tín;
6. Tu tâm: Tu dưỡng đạo đức, yêu thương mọi người, gọi là Nhân.
Khi không có tiền, lao động cần cù, tiền sẽ đến. Đây gọi là Thiên Đạo Thù Cần.
Khi có tiền, không tiếc tài vật, người sẽ đến. Đây gọi là Tài Tán Nhân Tụ.
Khi có người, cho tình yêu đi, sự nghiệp sẽ đến, đây gọi là Bác Ái Lĩnh Chúng.
Khi sự nghiệp thành, không tiếc kinh nghiệm mà chỉ cho người khác, niềm vui sẽ đến, đây gọi là Đức Hạnh Thiên Hạ.
Không có cho đi sẽ không có nhận lại!
Hãy nhớ, trái đất tròn, bạn đối nhân xử thế ra sao, nhận lại sẽ như thế.