Phụ Nữ Sức Khỏe

Năm 2024 sẽ điều trị cho bệnh nhân ung thư bằng tế bào miễn dịch

Ung thư vẫn là căn bệnh khó điều trị, tỷ lệ sống thấp dù khoa học ngày càng tiên tiến. Sử dụng tế bào miễn dịch biến đổi gen cho điều trị ung thư đang là xu hướng mới trên thế giới.

Thông tin được GS.TS Nguyễn Thanh Liêm – chuyên gia có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi, y học tái tạo, đưa ra bên lề hội nghị khoa học về liệu pháp tế bào, tại Hà Nội.

“Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh trước đây chưa có phương pháp điều trị nhưng với việc ứng dụng liệu pháp tế bào, bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoặc cải thiện tình trạng bệnh”, GS.TS Liêm cho biết.

Với căn bệnh ung thư, GS.TS Liêm thông tin thêm, hiện nay, phương pháp sử dụng tế bào miễn dịch điều trị ung thư đang được áp dụng tại một số nước trên thế giới. Bản thân trong cơ thể người có những tế bào ung thư “rất khôn”, luôn trốn tránh, lẩn trốn nên dù có tế bào miễn dịch cũng không gắn được vào tế bào ung thư để tiêu diệt. 

Các nhà nghiên cứu gắn vào tế nào miễn dịch này một bộ phận (giống như nam châm) để có tế bào ung thư sẽ tìm đến, gắn chặt lại và tiêu diệt tế bào ung thư.

GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết, trên thế giới đã có một số nước áp dụng phương pháp này trong đó có khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đang bắt đầu tiếp cận vấn đề này. Chuyên gia đánh giá, để sản xuất được tế bào miễn dịch này, Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, nhân lực, có công nghệ…

Hiện tại Việt Nam đã có phòng lab riêng có thể sản xuất được tế bào miễn dịch sau khi ký hợp tác với công ty ở Đức để chuyển giao công nghệ. Tháng 12/2022, dự án được khởi động. Dự kiến cuối năm 2023, đầu năm 2024 sẽ điều trị cho bệnh nhân ung thư bằng tế bào miễn dịch.

Đánh giá về công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý hiện nay, GS.TS Chi-Ying Huang- PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc gia Dương Châu (Trung Quốc) cho hay: “Trong 6 năm qua, chứng kiến các bước phát triển của phòng Lab do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự thực hiện về ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị một số bệnh, tôi thấy các bạn đang đi rất nhanh và hoàn toàn có thể đạt được những kết quả tích cực trong thời gian tới”.

GS.TS Chi-Ying Huang cũng cho rằng, nếu muốn áp dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hơn nữa, chúng ta cần hợp tác với các nước tiên tiến trên thế giới.

Việc này để tranh thủ những thuận lợi về công nghệ của các nước bởi vì công nghệ này muốn phát triển được phải dựa trên nhiều nền tảng.

Cũng theo GS.TS Chi-Ying Huang, rất khó có thể so sánh thành tựu về công nghệ tế bào gốc giữa các nước. “Chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc đã thực hiện trước nên họ sẽ đi nhanh hơn, còn Việt Nam mới tiếp cận trong vài văm trở lại đây.

Tuy nhiên theo tôi, Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước khác bằng cách đi tắt, tận dụng các thành tựu mà các nước đã đạt được trước đó để áp dụng. Vì Việt Nam và các nước trong khu vực có chung tương đồng về hê gen, về thể trạng”, GS.TS Chi-Ying Huang bày tỏ. 

Theo Ngọc Trang/Vietnam.net

Tin liên quan

Bệnh đậu mùa khỉ gây biến chứng nặng đối với người suy giảm miễn dịch

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây...

Khó dự báo khi cúm vào mùa

Những đột biến gene liên tục của virus cúm có thể tạo ra các chủng khác so với ban đầu....

Nguyên nhân nào khiến hơn 667 trẻ ốm, sốt và 1 trẻ tử vong tại Bắc Kạn?

Theo CDC tỉnh Bắc Kạn, nguyên nhân khiến nhiều trẻ ốm, sốt trên địa bàn là do lây nhiễm dịch...

736 trẻ một huyện ở Bắc Kạn bỗng nhiên sốt cao, một trẻ tử vong

736 học sinh ở một huyện tỉnh Bắc Kạn bỗng nhiên sốt cao, viêm đường hô hấp trên, 1 bé...

Ba loại 'ung thư sau khi kết hôn': Một khi mắc bệnh, nửa kia cần đi xét nghiệm càng sớm...

Nếu một người mắc bệnh thì nửa kia cũng phải nhanh đi khám để có biện pháp can thiệp từ...

Sáng 27/10: Nhiều biến thể phụ mới của Omicron xuất hiện, đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi...

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần phải làm...

Tin mới nhất

Nắng nóng, bệnh nhân đột quỵ tăng cao

1 giờ trước

Cẩm nang sức khỏe: Mách bạn ăn gì để tốt cho thận

7 giờ trước

Tiết lộ 5 lý do khiến khuôn mặt sung tấy khi thức dậy vào buổi sáng

7 giờ trước

Góc khuất của MC quốc dân trước khi xuất gia gieo duyên: Cuộc sống thăng trầm, lùm xùm chuyện tiền...

12 giờ trước

Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 3 mẹo giảm đau tự nhiên bạn nên biết trước khi uống thuốc

12 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo thói quen phổ biến trước khi đi ngủ này có thể làm mối quan hệ “rạn...

12 giờ trước

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

12 giờ trước

Dương Triệu Vũ tung loạt ảnh từ ngày sơ sinh của con gái Bảo Anh, thừa nhận từng ngăn cản...

1 ngày 1 giờ trước

Mỹ Tâm tuổi 43: Gây sốt vì nhan sắc 'lão hóa ngược', đời tư không tì vết và bí ẩn...

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình