Đắp rau đắng đất
Theo y học cổ truyền, rau đắng đất có vị đắng ở đầu lưỡi, mang tính mát. Nếu bạn biết sử dụng loại cây này đúng cách sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, giải độc toàn diện.
Còn theo y học hiện đại, loại rau này có chứa các thành phần chính như saponin, khoáng chất và vitamin C nên được coi là bài thuốc quý cho bệnh nhân bị nhiệt miệng.
Cách thực hiện đơn giản:
Về nguyên liệu: Rau đắng đất là loại cây dại hay mọc ở các bờ sông, bờ ruộng, chị em có thể dễ dàng tìm thấy ở các vùng nông thôn.
Cách làm: Rau đắng đất mang rửa sạch rồi giã lấy nước cốt. Dùng nước cốt đó để ngậm trong miệng vài phút rồi nuốt dần. Đối với trẻ nhỏ, các mẹ có thể lấy tăm bông chấm nước rau đắng rồi chấm vào vết loét cho bé.
Công hiệu của bài thuốc này nhanh đến mức, chỉ sau 1 ngày ngậm nước rau đắng đất, nhiều người đã cảm thấy bệnh thuyên giảm đáng kể. Để trị khỏi hoàn toàn, chị em nên kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 3-4 ngày.
Tỏi với đu đủ
Tỏi kết hợp với đu đủ được coi như “thần dược” trong việc trị nhiệt miệng. Tỏi khả năng diệt khuẩn, sát trùng rất tốt. Còn đu đủ có nhiều vitamin A, vitamin C, Vitamin B1, B2, các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm… Đây đều là những chất cần thiết trong việc tái tạo tế bào mới, cung cấp dưỡng chất cho quá trình điều trị nhiệt miệng. Nếu chỉ đắp tỏi lên vùng bị nhiệt, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu bởi mùi tỏi. Tuy nhiên sự kết hợp này sẽ làm giảm đi rất nhiều sự khó chịu ấy.
Để tiêu diệt các vết lở ở khoang miệng, bạn chỉ cần xay nhuyễn 2-3 nhánh tỏi với một mẩu đu đủ nhỏ rồi thoa trực tiếp lên miệng và ngủ đến sáng. Chỉ sau khoảng 3 ngày thực hiện, các vết lở sẽ “không cánh mà bay”.
Dầu dừa
Mỗi tối trước khi đi ngủ, chị em chỉ cần thoa một chút dầu dừa vào trong miệng, quanh khu vực bị nhiệt. Hôm sau khi tỉnh dậy, các chấm lở sẽ khô hết, vết nhiệt theo đó biến mất sau 2-3 ngày.
Dầu dừa phát huy công dụng “thần thánh" như vậy là do trong dầu có chứa các tinh chất giúp diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng và giúp làm lành các vết loét.