Mẹo vặt gia đình về cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề khá chịu trong quá trình nhuộm tóc hay gặp phải đó là sự bám bẩn của thuốc nhuộm tóc dây lên quần áo rất khó tẩy rửa. Một số cách thì khá dễ dàng làm theo với nguyên liệu là các sản phẩm quen thuộc quanh nhà, một số cách thì hơi phức tạp một chút. Nếu không ngại mấy phút thì hãy cùng tham khảo các cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo sau đây nhé.
Bật mí cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo tại nhà cực đơn giản
Bạn là một tín đồ của thời trang tóc thì làm sao bỏ qua được các mẫu màu tóc mới theo xu hướng thời trang mỗi ngày một khác phải không? Bạn còn cần phải thay đổi màu tóc theo các xu hướng thời trang mới nữa nhưng đến một thẩm mĩ viện, cửa hàng làm tóc danh tiếng để nhuộm màu tóc mới lại rất tốn kém. Sẽ tốt hơn và rẻ hơn nhiều khi bạn hoàn toàn có thể nhuộm tóc ở nhà mà không lo quần áo bị dính bẩn nữa rồi.
Mẹo tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo bằng thuốc tẩy có chứa Chlorine
Thuốc tẩy Chlorine là một loại thuốc tẩy rất mạnh và có tác dụng đặc biệt để loại bỏ các vết bẩn ra khỏi quần áo trắng. Dù cho thuốc nhuộm tóc là một trong những loại vết bẩn khó tẩy nhất cũng sẽ phải đầu hàng dưới thuốc tẩy Chlorine. Cơ chế hoạt động của thuốc tẩy Chlorine như sau: Gốc chlorine trong thuốc tẩy sẽ oxy hóa các chất trong vết bẩn, làm mất đi sự bám dính trên vải và đánh bay vết bẩn cứng đầu.
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc tẩy có chứa Chlorine, hãy kiểm tra xem vải quần áo có chịu được thuốc tẩy hay không. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc tẩy Chlorine với vải màu, tơ tằm, len hoặc spandex.
Các bước tiến hành tẩy màu thuốc nhuộm dính trên áo bằng thuốc tẩy như sau:
- Bước 1: Ngâm quần áo trong dung dịch thuốc tẩy khoảng 10 phút. Đừng ngâm lâu quá, sẽ làm hỏng và xơ vải. Dung dịch thuốc tẩy nên được pha theo công thức 4 nước + 1 thuốc tẩy. Nhớ trộn đều trước khi sử dụng nhé.
- Bước 2: Rửa thật sạch quần áo đã ngâm thuốc tẩy. Giặt lại quần áo với xà phòng/nước giặt để loại bỏ hết thuốc tẩy.
Dùng thuốc xịt tóc giúp tẩy màu thuốc nhuộm tóc
Thuốc xịt tóc là một cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo khá đơn giản và hữu dụng. Cồn có trong thuốc xịt tóc hoạt động như chất tẩy vết bẩn. Thuốc xịt tóc không những là cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo mà còn hoạt động rất tốt cho các vết bẩn cứng đầu khác. Vì chất tẩy rửa chính trong thuốc xịt tóc là cồn nên bạn có thể sử dụng loại rẻ tiền cũng được. Tránh lãng phí khi sử dụng loại thuốc xịt tóc đắt tiền mà hiệu quả vẫn thế.
Cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên áo bằng keo xịt tóc tiến hành như sau:
Bước 1: Rửa sạch thuốc nhuộm dính trên quần áo bằng nước trước. Do thuốc nhuộm không bị dây nên bạn có thể xả nước tùy ý.
Bước 2: Dùng thuốc xịt tóc để loại bỏ vết bẩn
- Đặt quần áo bị nhuộm lên trên và lót khăn giấy ở dưới.
- Làm ướt vết bẩn với thuốc xịt tóc.
- Đợi thuốc xịt tóc có tác dụng thì lau sạch lại bằng khăn giấy.
- Xịt thuốc xịt tóc trên vết bẩn và để qua qua đêm. Không lấy khăn giấy dưới quần áo ra, vì nó sẽ hấp thụ thuốc nhuộm qua đêm.
- Lặp lại cho tới khi vết bẩn bị loại bỏ hoàn toàn
- Rửa sạch và giặt lại quần áo thật sạch với nước.
Thử ngay cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần ao bằng amoniac hoặc nước oxy già
Với quần áo màu, bạn sẽ cần tìm một cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo thật cẩn thận. Nếu làm không tốt, hoặc là vết bẩn sẽ vẫn còn, hoặc là quần áo của bạn sẽ bị phai màu. Vậy nên một cách nào đó mà vừa tẩy được vết bẩn, vừa giữ được màu quần áo chính là cách tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên quần áo hoàn hảo nhất. Amoniac hoặc nước oxy già chính là câu trả lời cho giải pháp đó.
Khả năng oxy hóa mạnh nhưng không phá vỡ cấu trúc màu của vải giúp cho amoniac/nước oxy già rất tốt cho việc tẩy màu thuốc nhuộm.
Cách tiến hành tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên áo khá đơn giản như sau:
- Bước 1: Pha loãng amoniac/ nước oxy già với nước vừa đủ (Tùy vào độ dày của quần áo và độ bám dính của vết bẩn). Ngâm quần áo bẩn vào dung dịch trên từ 15-30 phút.
- Bước 2: Lấy quần áo ra, tiếp tục lấy amoniac hoặc oxy già nhỏ trực tiếp vào vết bẩn và chà, vò nhẹ quần áo.
- Bước 3: Rửa sạch và giặt lại quần áo thật sạch với nước, xà phòng/nước giặt quần áo (Nếu dùng amoniac thì tránh để mùi amoniac bám vào quần áo, rất khó ngửi)