Theo Tổng cục Thống kê, người Việt Nam mỗi năm tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm, trong đó loại sản phẩm sản xuất theo phương pháp công nghiệp chiếm đến 76% và làm theo cách truyền thống chỉ có 24%.
Các chuyên gia cho biết, nước mắm giả được pha chế bằng hóa chất chứa nhiều mẫu kim loại nặng vượt quá định mức. Đặc biệt, vi khuẩn Ecoli sẽ khiến người dùng xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa...Ngoài ra, thành phần trong các sản phẩm kém chất lượng có phẩm màu, chất tạo ngọt và sử dụng chất sát khuẩn cao. Nếu dùng lâu dài có thể dẫn dến xuất huyết dạ dày, ung thư gan và thận, suy giảm trí nhớ...
Chính vì vậy, các bà nội trợ cần biết cách nhận biết nước mắm giả để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mình. Sau đây là một số cách để phân biệt.
Quan sát màu sắc
Cách nhận biết đơn giản nhất đó là dựa vào màu sắc. Khi lựa chọn sản phẩm, các bà nội trợ cần lưu ý quan sát thật kỹ màu của nước mắm bằng cách đưa chai ra ngoài ánh sáng, dốc ngược xuống. Nếu thấy nước không được trong và xuất hiện cặn thì tuyệt đối không nên mua.
Mùi vị
Thông thường, nước mắm ngon sẽ có mùi vị thơm nhẹ đặc trưng và cảm thấy mặn chát. Ngược lại, khi nếm thử sản phẩm giả sẽ cảm thấy vị mặn khó chịu và rát ở ngay đầu lưỡi do bởi độ đạm thấp hoặc sử dụng các chất phụ gia không đảm bảo.
Dựa vào độ đạm
Chất lượng của nước mắm được đánh giá qua hàm lượng đạm in trên bao bì sản phẩm. Đối với nước mắm được chế biến truyền thống sẽ là 30 - 40 độ, còn những loại từ 50 - 60 độ thường chứa hóa chất và sản xuất bằng phương pháp công nghiệp. Chúng được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất, rồi dùng nhiều phương pháp thủy phân khác nhau để lên men đạm thực vật. Sau đó, pha chế hương liệu từ hóa chất độc hại, trộn dung dịch đạm nhân tạo vào để tạo hương vị và màu sắc cho nước mắm.
Do đó, khi lựa chọn người tiêu dùng nên chú ý không phải độ đạm càng cao thì nước mắm càng ngon.
Quan sát nhãn dán
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở nước mắm giả là nhãn dán trên chai. Với sản phẩm chất lượng, thời hạn sử dụng thường được in dập nối ở phần trên của thân chai. Trong khi đó, ngày sản xuất và hạn sử dụng chỉ được in trên giấy và dán lên thân chai.