Không nghe được tim thai
Đây là dấu hiệu thực sự rõ ràng cảnh báo mẹ bầu rằng thai nhi đang gặp nguy hiểm. Thông thường, tim thai sẽ bắt đầu hoạt động từ tuần thứ 5 và bà bầu sẽ nghe thấy ở tuần thứ 10 của thai kỳ. Thời điểm này, nếu không cảm nhận được nhịp tim thai nhi chứng tỏ bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần lập tức đến bác sĩ để kiểm tra.
Chuột rút
Chuột rút là một trong những triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu chuột rút liên tục xuất hiện hoặc những cơn chuột rút khiến bà bầu không thể chịu đựng được, chị em cần xem lại.
Ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, hiện tượng chuột rút có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ, thậm chí nguy cơ sảy thai đối với bà bầu. Chị em nên chú ý đến số lần xuất hiện các cơn chuột rút để kịp thời thăm khám.
Chảy máu thai kỳ
Hiện tượng chảy máu trong thời kỳ mang thai luôn là dấu hiệu nguy hiểm, nhiều trường hợp dẫn đến sảy thai. Chảy máu có thể do hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ, các vấn đề liên quan đến nhau thai dẫn đến nguy cơ sinh non... Chị em đừng bỏ qua dấu hiệu chảy máu trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Đau lưng dữ dội
Trọng tâm cơ thể ở phụ nữ mang thai sẽ thay đổi do phải "gánh" thêm phần bụng bầu ở phía trước. Do đó, đa số các bà bầu đều gặp phải chứng đau lưng trong thai kỳ. Tình trạng này nếu không kiểm soát đúng mức hoặc kéo dài có thể gây nên các vấn đề về bàng quang và thận.
Khí hư có màu bất thường
Khí hư thông thường ở bà bầu khỏe mạnh thường không có mùi, màu trong suốt hoặc trắng đục. Khí hư có màu bất thường kèm theo hiện tượng ra máu chứng tỏ sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề. Ngoài ra, trường hợp vùng kín bà bầu có dấu hiệu đau, có thể cổ tử cung có hiện tượng mở sớm hơn bình thướng. Lúc này, cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Thai phát triển chậm
Hiện tượng thai phát triển chậm (IUGR) là tình trạng thai nhi không phát triển trong tử cung của mẹ ở bất kỳ giai đoạn nào. Thai nhi phát triển chậm quá mức có thể gặp các vấn đề về hô hấp, nhiệt độ cơ thể hoặc thậm chí huyết áp ngay sau khi được sinh ra.
Thai không cử động
Từ tuần thai thứ 20, bà bầu có thể đếm được cử động thai nhi với tần suất 10 cú đá trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu trẻ không cử động hoặc cử động rất ít, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.