Phụ Nữ Sức Khỏe

Mách cha mẹ cách dự đoán chiều cao của con trong tương lai

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để xác định chiều cao khi trưởng thành của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Có thể dự đoán chiều cao của con trong tương lai hay không?

Các bậc cha mẹ thường cố gắng làm tất cả những gì cần thiết, từ việc cho con ăn những thực phẩm bổ dưỡng đến việc khuyến khích bé tập thể dục để thúc đẩy tăng chiều cao. Nhưng bên cạnh nguồn dinh dưỡng và hoạt động, có một số yếu tố khác, bao gồm chiều cao của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao trẻ. Vì vậy, làm thế nào để ước tính được con sẽ cao bao nhiêu khi lớn lên?

Phụ huynh nào cũng muốn con mình cao lớn - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia tuyên bố rằng rất khó để dự đoán một đứa trẻ có thể phát triển chiều cao đến mức nào vì có rất nhiều yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Một số thay đổi về thể chất xảy ra trong giai đoạn dậy thì có thể làm tăng chiều cao của trẻ thêm 2 inch (khoảng 5 cm) mỗi năm. Vì vậy, rất khó để ước tính chính xác chiều cao của trẻ trước tuổi dậy thì.

Nhưng nếu các bậc phụ huynh vẫn muốn thử dự đoán chiều cao của con, bạn có thể thử các phương pháp được đề cập trong phần tiếp theo sau của bài viết.

Phương pháp ước tính chiều cao của con

Có một vài kỹ thuật để có được ước tính sơ bộ về chiều cao trưởng thành của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp được nhiều bà mẹ ưa chuộng:

1. Nhân đôi chiều cao

Phương pháp này rất hữu ích nếu con bạn vừa tròn 2 tuổi: Lấy chiều cao của trẻ tính bằng inch (hoặc cm) khi trẻ vừa đủ 2 tuổi, nhân chiều cao này với 2 để đạt được chiều cao trưởng thành ước tính của bé sau này. Ví dụ, nếu chiều cao của trẻ ở hai tuổi là 80cm, con có thể sẽ đạt được chiều cao 1m60 khi trưởng thành.

Phương pháp này tuy không được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học nhưng vẫn có thể cung cấp một con số khá chuẩn về chiều cao trưởng thành của trẻ và được sự công nhận của rất nhiều bà mẹ.

2. Phương pháp tính chiều cao của con theo chiều cao của cha mẹ

Theo Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, phương pháp này mang lại chiều cao dự kiến ​​khá chuẩn của trẻ em dựa trên chiều cao của cha mẹ.

Nếu tính chiều cao của trẻ bằng centimet, phụ huynh có thể áp dụng công thức tính sau đây:

  • Con trai: [Chiều cao của cha tính bằng cm + (Chiều cao của mẹ tính bằng cm + 13cm)]/2
  • Con gái: [(Chiều cao của cha tính bằng cm - 13 cm) + Chiều cao của mẹ tính bằng cm]/2
Chiều cao phụ thuốc rất nhiều vào yếu tố di truyền - Ảnh minh họa: Internet

Nếu tính chiều cao của trẻ tính theo inch, phụ huynh có thể áp dụng công thức tính sau đây:

  • Con trai : [(Chiều cao của mẹ + Chiều cao của cha)/2] + 2.5inch
  • Con gái : [(Chiều cao của mẹ + Chiều cao của cha)/2] - 2.5inch

Tuy nhiên, phương pháp tính chiều cao của con theo cha mẹ có thể có biên độ sai số khoảng 4 inch (10,1 cm) dù tính bằng cách nào. Điều này được giải thích là do chiều cao còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng và hoạt động thể chất của trẻ trong quá trình lớn khôn.

3. Đánh giá tuổi xương

Đây là cách chính xác nhất để dự đoán chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải chụp X-quang và giải thích về X-quang bởi bác sĩ, do đó không thể thực hiện tại nhà.

Phương pháp đánh giá tuổi xương sử dụng tia X tại bàn tay và cổ tay để xác định xương đã phát triển bao xa. Dựa vào đó, bác sĩ có thể ước tính sự hình thành xương hơn nữa nếu có ở trẻ, từ đó dự đoán chiều cao khi trưởng thành. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bác sĩ có thể chụp X-quang ở các khu vực khác của cơ thể (chẳng hạn như xương đòn) để ước tính chiều cao.

Chế độ ăn và sinh hoạt đóng vai trò lớn trong việc phát triển chiều cao - Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp đánh giá tuổi xương cho những đứa có vóc dáng thấy hơn hoặc cao hơn đáng kể so với lứa tuổi của chúng.

Các phương pháp trên chỉ cung cấp một con số ước tính và không phải là chiều cao chắc chắn sẽ xảy ra khi trẻ trưởng thành. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ tuyên bố rằng khi nói đến chiều cao trưởng thành của trẻ em thì không ai có quả cầu tiên tri để dự đoán được chính xác.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành?

Một số điều kiện môi trường và thuộc tính tự nhiên ảnh hưởng đến chiều cao trưởng thành của trẻ.

1. Di truyền và lịch sử gia đình

Chiều cao của cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc trẻ sẽ cao bao nhiêu. Các gen quyết định khoảng 80% chiều cao trưởng thành của trẻ. Đó là lý do tại sao trẻ em phát triển chiều cao ít nhiều giống với chiều cao của cha mẹ.

Lưu ý rằng một gen duy nhất không thể xác định được chiều cao, có hơn 700 biến thể gen có thể ảnh hưởng đến chiều cao của con bạn. Sự tương tác giữa các gen ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Các gen tương tác với nhau theo nhiều cách và hoàn toàn có thể dẫn đến những trường hợp ngoại lệ. Điều đó có nghĩa là cha mẹ có chiều cao thấp có thể sinh ra một đứa trẻ cao, hoặc cha mẹ rất cao nhưng lại có thể sinh ra một đứa trẻ có tầm vóc thấp hơn.

2. Sức khỏe và dinh dưỡng

Sức khỏe tổng thể của một đứa trẻ cộng với sự nuôi dưỡng mà chúng nhận được sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của chúng. Trẻ em suy dinh dưỡng có thể phát triển tầm vóc thấp bé khi trưởng thành. Trẻ em không có đủ dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh có nguy cơ thấp bé, mặc dù cha mẹ chúng cao.

Dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé phát triển tối đa - Ảnh minh họa: Internet

Hoạt động thể chất của trẻ cũng ảnh hưởng đến chiều cao của chúng khi trưởng thành. Tuy nhiên, các chuyên gia lại nói rằng tập thể dục thường xuyên trong thời thơ ấu không đảm bảo 100% sẽ cải thiện chiều cao tốt hơn khi trưởng thành.

3. Bệnh và các vấn đề bẩm sinh

Một số vấn đề bẩm sinh và các bệnh thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến kết quả chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Đây là kết quả của dinh dưỡng kém hoặc kết quả của bất thường di truyền. Ví dụ, còi xương gây ra bởi mức độ vitamin D thấp trong cơ thể được biết là một trong những nguyên nhân dẫn đến tầm vóc thấp bé.

Trẻ em không có đủ dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng khỏe mạnh có nguy cơ thấp bé - Ảnh minh họa: Internet

Một vài ví dụ về các vấn đề di truyền bẩm sinh gây ra tầm vóc ngắn là hội chứng Noonan, hội chứng Down và hội chứng Turner. Một số điều kiện như hội chứng Marfan có thể khiến trẻ trở nên rất cao và mảnh khảnh. Một số dạng ung thư cũng có thể gây ra những bất thường về chiều cao.

4. Mức độ hormone

Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Các vấn đề ở tuyến yên có thể dẫn đến tiết ra quá nhiều hoặc quá ít hormone tăng trưởng (GH), do đó trẻ có thể phát triển quá cao hoặc quá thấp khi trưởng thành. Sự bài tiết hormon tuyến giáp cũng đóng một vai trò thiết yếu trong vấn đề này.

5. Thuốc

Một số loại thuốc có thể có tác động đến chiều cao trẻ. Ví dụ, việc sử dụng lâu dài corticosteroid dạng hít ở trẻ em bị hen suyễn có thể làm giảm chiều cao của trẻ khi lớn lên khoảng 1 centimet. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc đối với chiều cao của người trưởng thành có thể phụ thuộc vào nồng độ của liều lượng, thời gian kê đơn và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao là cách làm thiết thực giúp bé tăng trưởng tốt - Ảnh minh họa: Internet

Ngoại trừ di truyền và các vấn đề bẩm sinh, các yếu tố khác kể trên có thể được kiểm soát ở một mức độ nào đó.

Khi nào cần quan tâm đến chiều cao của trẻ?

Cha mẹ cần mang con đến tham vấn bác sĩ khi:

  • Đứa trẻ thấp hơn hoặc cao hơn đáng kể so với hầu hết trẻ em ở độ tuổi của chúng. Cách tốt nhất để kiểm tra là so sánh chiều cao của trẻ với bạn cùng lớp hoặc anh em họ cùng tuổi.
  • Có một sự gia tăng đột ngột và nhanh chóng về chiều cao của trẻ.
  • Đứa trẻ dường như ngừng phát triển và không có dấu hiệu tăng chiều cao.
  • Có sự thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ sau khi chúng bắt đầu dùng một hoặc nhiều loại thuốc cụ thể.

Có thể thấy, vấn đề chiều cao của con được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Việc theo dõi chiều cao của trẻ theo từng giai đoạn có thể giúp phụ huynh xác định mô hình tăng trưởng của con có bình thường hay không.

Thảo Đỗ (Theo MonJunction)

Tin liên quan

Những điều cần biết về triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng...

Vai trò quan trọng của HMO và Probiotics trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ

Đây chính là tên chủ đề Hội thảo khoa học do Hội Nhi Khoa Việt Nam tổ chức với sự...

Giải đáp thắc mắc: Đau bụng dưới có phải là dấu hiệu mang thai?

Nhiều chị em lần đầu có thai đều không khỏi bỡ ngỡ trước những dấu hiệu mang thai. Trong đó...

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 sai lầm chăm con của mẹ Việt

Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với sức khỏe...

Dấu hiệu thoái hóa xương sụn tuổi thiếu niên

Thoái hóa xương sụn thiếu niên là một nhóm bệnh hay gặp ở trẻ em đang tuổi phát triển nhưng...

Phát hiện mới về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ kém

Một nghiên cứu mới của Australia đã phát hiện ra rằng các vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ mà...

Những nguyên nhân có thể khiến phụ nữ bị vô sinh

Tập luyện quá mức có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone và can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt,...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình