Chỉ mong có cuộc sống bình an
Đức Phật dạy: Người tu học phải biết theo con đường Trung đạo đừng để mình lạc vào trong các quan điểm, thái quá hay bất cập, giả định của cuộc đời.
Đức Phật rút ra một kinh nghiệm khuyên người đang đi tìm Đạo: đắm mình trong dục lạc dẫn đến nguy hại, là một điểm nên tránh; tự hành hạ mình bằng các hình thức tu khổ hạnh nghiêm khắc, dẫn đến đau khổ, và nguy hại là một điểm không bao giờ nên làm.
Những kẻ đắm mình trong dục lạc là những người quan niệm rằng “chết là hết”, “chỉ có một kiếp sống này thôi, nên phải hưởng thụ cho hết cuộc đời”. Những người này vội vã làm giàu, vội vã ganh đua, vội vã hưởng thụ. Và lối sống vật chất quay cuồng không bao giờ đem đến cho họ sự bình yên, hạnh phúc.
Đừng bao giờ lãng quên quá khứ cho dù nó tốt đẹp hay xấu xa. Hãy nhìn quá khứ để học hỏi những bài học, đúc rút cho mình những kinh nghiệmsống thông qua những sự kiện trong quá khứ.
Chúng ta cũng có thể nhớ về quá khứ để tôn vinh tình thương với những người thân đã mất. Nhưng chúng ta không để mình bị lôi cuốn, trói buộc vào những sự kiện trong quá khứ mà thấy buồn về hiện tại.
Cuộc sống này khiến chúng ta luôn cảm thấy bất an bởi vì chúng ta còn hơn thua, ganh tỵ, đố kỵ với mọi người xung quanh. Cũng chính từ những hành động nghịch lý như vậy làm cho tâm hồn chúng ta luôn bất an.
Nhưng đến một lúc nào đó, và khi ta quay đầu nhìn lại thì chẳng còn gì. Vì khi ấy chỉ còn tình yêu thương, sự thấu hiểu tha thứ như hoa sen vươn lên khỏi bùn nhơ tỏa mùi thơm thanh khiết giữa cuộc đời đầy ô trược.
Bình an còn được cảm nhận qua thực tại của cuộc sống đầy mầu nhiệm hay trong biển tâm thức mênh mong tận sâu trong tâm hồn huyền bí. Khi con người đạt đến cái cảnh giới an lạc thật sự thì cho dù có đi đâu chăng nữa bên trong tâm hồn vẫn là bến đổ bình yên giống như câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” vậy. Khi cái tâm đã yên tĩnh sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không còn sự chi phối của ngoại cảnh hay còn gọi là sắc trần(sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) cho dù hoàn cảnh có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể bị cuốn theo một cách dễ dàng có thể gọi là không chánh niệm.
Bình an còn được cảm nhận qua thực tại của cuộc sống đầy mầu nhiệm Khi con người đạt đến cái cảnh giới an lạc thật sự thì cho dù có đi đâu chăng nữa bên trong tâm hồn vẫn là bến đổ bình yên giống như câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” vậy.
Khi cái tâm đã yên tĩnh sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) không còn sự chi phối của ngoại cảnh hay còn gọi là sắc trần(sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) cho dù hoàn cảnh có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể bị cuốn theo một cách dễ dàng có thể gọi là không chánh niệm.