Một phụ nữ được xem là thành công trong cuộc đời, ngoài hạnh phúc của chính bản thân còn là niềm vui, sự tự hào cho chồng con và cả gia đình. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vô cùng quan trọng. Vì thế, hầu như bất cứ người phụ nữ nào cũng phấn đấu để tự hoàn thiện mình, hướng đến sự thành công.
Theo vòng quay thời gian khiến cho nhịp sống càng trở nên hối hả và gấp gáp hơn. Con người luôn lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn thì việc tìm được sự thanh thản trong tâm hồn không phải điều dễ dàng. Bởi vậy, tại sao có rất nhiều người giàu sang, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc. Bởi họ luôn gặp phải căng thẳng, đấu tranh để giữ vững những gì mà mình đang có.
Trong cuộc sống, khi cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng thì có rất nhiều người tìm tới nguồn cội tâm linh như đi chùa lễ Phật để cầu may, cầu an hoặc đọc những cuốn sách Phật Pháp với mong muốn tìm về sự bình an và giải tỏa những bế tắc.
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: "Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?" và vị Sa môn đã trả lời là: "Chỉ dài bằng một hơi thở". Đức Phật nói: "Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo" (trích trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương).
Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong "u mê" và "phiền não"?
1. Khi chúng con rơi vào cảnh ngộ trái ngang, nên nhân nhượng cầu toàn hay hăng hái chống trả?
Phật dạy: Buông xuống.
2. Những thứ mất đi, có nhất thiết truy đòi không?
Phật dạy: Những thứ mất đi, kỳ thực chưa bao giờ thật sự thuộc về con, không cần thương tiếc, càng không cần truy đòi.
3. Lý giải “vĩnh viễn” như thế nào?
Phật dạy: Người người đều cảm thấy vĩnh viễn rất xa, thật ra nó có thể ngắn ngủi đến nỗi con không hề nhìn thấy.
4. Cuộc sống quá mệt mỏi, làm sao nhẹ nhõm?
Phật dạy: Cuộc sống mệt mỏi, một nửa là do sinh tồn, một nửa là do dục vọng và tị nạnh.
5. Chúng con nên làm thế nào nắm giữ hôm qua và hôm nay?
Phật dạy: Chớ để quá nhiều hôm qua chiếm cứ hôm nay của con.
6. Đối với bản thân, đối với người khác như thế nào?
Phật dạy: Đối với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài; đối với người bên cạnh tốt một chút, bởi kiếp sau chưa chắc có thể gặp gỡ.
7. Người giải thích “lễ phép” ra sao?
Phật dạy: Xin lỗi là chân thành, không sao là phong độ. Nếu con trao ra chân thành, nhưng không có được phong độ, thế thì chỉ có thể chứng tỏ sự vô tri và thô tục của đối phương.
8. Chúng con làm thế nào xác định mục tiêu của mình?
Phật dạy: Nếu con biết đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường cho con.
9. Làm sao cân bằng vui vẻ và bi thương?
Phật dạy: Mỗi người chỉ có một trái tim, nhưng có hai tâm nhĩ thất. Một tâm chứa đựng vui vẻ, một tâm chứa đựng bi thương, đừng cười quá to tiếng, nếu không sẽ đánh thức nỗi bi thương ở bên cạnh.
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những "tham - sân - si" trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.