Trong 3 tháng đầu mang thai, thông thường mẹ bầu chỉ tăng từ 0,9 – 2,3 kg. Đối với những bà mẹ thừa cân béo phì thì nên kiểm soát, hạn chế không tăng cân là tốt nhất, để tốt cho sức khỏe của thai phụ. Thời kỳ này, cơ thể của mẹ cũng có nhiều biến đổi về sinh lý để thích nghi dần với việc đang mang trong mình một sinh linh bé bỏng. Để đảm bảo giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não, cũng như nâng cao sức khỏe cho thai phụ, các mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thật tốt là điều vô cùng cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng bà bầu 3 tháng đầu luôn cần phải đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn ốm nghén “khốc liệt” khiến nhiều mẹ bầu không muốn ăn gì hết. Do đó, không chỉ cần đảm bảo về số lượng mà mẹ bầu cần phải ăn đủ chất lượng, bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể bằng cách thêm những chất dinh dưỡng sau vào bữa ăn hàng ngày:
Chất đạm (Protein) giúp phát triển các tế bào mô thai, giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Loại chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… cần bổ sung thêm 10-18g mỗi ngày.
Chất sắt giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thiếu chất này, thai phụ sẽ thiếu máu dẫn đến làm giảm áp lực co bóp tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung 15g sắt, bằng cách ăn nhiều thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…
Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và máu đông bình thường cho mẹ. Đồng thời có đủ nguyên liệu để hình thành khung xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu chất này mẹ bị đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ là điều dễ hiểu. Trong 3 tháng đầu các mẹ bầu cần bổ 1000mg/ngày, các tháng tiếp theo sẽ tăng dần.
Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic, mẹ bầu cũng cần bổ sung chất này thường xuyên để làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Loại vitamin này có nhiều trong rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…
Vitamin D và vitamin C: Đây là 2 loại vitamin vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Ngay từ trong bài thao, trẻ cần có vitamin D để phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, còn vitamin C sẽ hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, đồng thời m giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần thực hiện như thế nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thêm, quá trình mang thai cũng là thời gian hạnh phúc cũng như thử thách đối với người mẹ. Thời gian này, mẹ bầu được đặc quyền ăn những thứ mình thích. Tuy nhiên, vì con mẹ cần hạn chế những đặc quyền này lại. Dù bị cơn nghén “hành hạ” nhưng mẹ bắt buộc phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tuyệt đối không được bỏ bữa. Ngoài việc chia nhỏ các bữa ăn và cân đối cho hợp lý, thì mẹ cũng cần phải bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Không nhất thiết chỉ uống nước lọc, mẹ có thể uống nhiều nước ép hoa quả cũng được, vừa bổ sung lượng nước lại còn giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau khi xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu thì điều quan trọng không kém đó là lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu mức thấp nhất gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ.