Phụ Nữ Sức Khỏe

Hướng dẫn mới nhất về tiêm nhắc lại vắc-xin Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản mới nhất hướng dẫn về đối tượng tiêm, liều lượng tiêm, các mũi tiêm nhắc lại và loại vắc-xin Covid-19 cho người từ 5 tuổi trở lên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký công văn hướng dẫn tiêm vắc-xin Covid-19 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Bộ Y tế liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vắc-xin Covid-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vắc-xin Covid-19 mũi 4 cho đối tượng có chỉ định

Để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại - mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8-2022, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vắc-xin Covid-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên có chỉ định tiêm.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12 -17 tuổi .

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu;

Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.

- Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc-xin Sputnik V.

- Vắc-xin tiêm là loại vắc-xin cùng với liều cơ bản hoặc vắc-xin mRNA; hoặc vắc-xin AstraZeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin Sinopharm (Vero cell).

- Khoảng cách: Tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

- Liều lượng: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

- Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Tiêm liều nhắc lại lần 1 - mũi 3 (không tính liều bổ sung)
- Đối tượng: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vắc-xin và mũi bổ sung nếu có)

- Loại vắc-xin: Cùng loại vắc-xin với liều cơ bản hoặc vắc-xin mRNA; hoặc vắc-xin AstraZeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc-xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc-xin mRNA.

- Khoảng cách: Tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

- Liều lượng: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vắc-xin Moderna tiêm liều 0,25 ml (1/2 liều cơ bản).

- Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định

Về tiêm liều nhắc lại lần 2 - mũi 4
Đối tượng: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

- Loại vắc-xin để tiêm là vắc-xin mRNA (vắc-xin Pfizer hoặc Moderna); vắc-xin AstraZeneca; vắc-xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);

- Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).

-Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: Tiêm sau khi mắc Covid-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.

Vắc-xin ngừa Covid-19

Về tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc-xin Covid-19 cho người từ 12 - 17 tuổi
- Đối tượng: trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2)

- Loại vắc-xin để tiêm là vắc-xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

- Liều lượng: Liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên

- Khoảng cách: Ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2)

- Người đã mắc Covid-19: Tiêm sau khi mắc Covid-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Loại vắc-xin để tiêm là cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng theo độ tuổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong đó:

+ Đối với vắc-xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi

+ Đối với vắc-xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi

- Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19: Tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.

Bộ Y tế nêu rõ các nội dung về hướng dẫn tại văn bản mới này thay thế các nội dung hướng dẫn chuyên môn tại các văn bản trước đó về việc hướng dẫn tiêm liều cơ bản và nhắc lại.

Theo N.Dung/Người Lao Động

Tin liên quan

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cơn đau mắt cá chân dai dẳng

Đau mắt cá chân không chỉ là vấn đề sức khỏe, nó còn gây bất tiện lớn tới cuộc sống...

Điều gì xảy ra nếu chị em quá lạm dụng thuốc giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt?

Theo các bác sĩ, dù thuốc giảm đau có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh nhưng lạm dụng dùng...

8 cách tự nhiên giúp hạ huyết áp trong vòng 10 phút

Huyết áp cao có thể gây đau đầu dữ dội, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim. Dưới đây là những...

Đi bơi về gặp tình trạng mắt đỏ: Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu bệnh lý đáng lưu tâm

Thời tiết ẩm ướt và nóng bức cùng với tia UV mạnh là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về...

NÓNG: WHO nêu 4 cảnh báo trong phiên họp khẩn xem xét đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp...

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo về sự "thiếu hiểu biết"...

Bệnh tay chân miệng có tái nhiễm?

Hỏi: Thưa bác sĩ, sốt trong tay chân miệng và sốt trong sốt xuất huyết có khác nhau không? Con...

TP Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Y tế xem Covid-19 là bệnh “lưu hành”

Đây là đề nghị của Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Chánh Văn phòng Công an TP Hồ Chí...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

3 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình