Phụ Nữ Sức Khỏe

Hướng dẫn cách đọc thành phần mỹ phẩm chính xác nhất

Trước khi mua mỹ phẩm nếu biết được cách đọc thành phần mỹ phẩm thì các chị em sẽ tránh mua phải những sản phẩm không tốt, không hợp cũng như biết cách dùng mỹ phẩm được hiệu quả, có làn da đẹp hơn.

Các chị em nên biết cách đọc thành phần mỹ phẩm để có kiến thức cơ bản lựa chọn được những sản phẩm chăm sóc da tốt, phù hợp và an toàn nhất cho làn da của bản thân đấy nhé.

Hướng dẫn các chị em cách đọc thành phần mỹ phẩm đơn giản nhất

Bước 1: Trước khi dành thời gian để đọc nhãn ghi thành phần mỹ phẩm thì trước tiên các chị em hãy xem xét khu vực da mà sẽ tiếp xúc với loại mỹ phẩm đó:

Trước khi đọc thành phần thì xác định xem mình sẽ sử dụng mỹ phẩm đó ở vùng da nào
Trước khi đọc thành phần thì xác định xem mình sẽ sử dụng mỹ phẩm đó ở vùng da nào. Ảnh: Internet

  • Các sản phẩm làm đẹp mà chỉ sử dụng một lượng nhỏ, khu vực nhỏ thì sẽ không quá lo ngại, gây ảnh hưởng cho da, ví dụ như là bút kẻ mắt, mascara, son môi,…
  • Tương tự với những sản phẩm mà bôi lên da rồi tẩy sạch ngay như sản phẩm làm sạch da, tẩy da chết, có thể rửa sạch mà không để lại dư lượng gì trên da (sẽ ngoại lệ với các sản phẩm có chứa sunfat)
  • Các sản phẩm sẽ thấm vào da như kem dưỡng, serum cần phải xem xét kỹ hơn, vì chúng được sử dụng trên diện tích bề mặt lớn và được da hấp thụ rất nhiều. Hơn nữa, cũng cần phải lưu ý kỹ những sản phẩm mà sẽ tiếp xúc và ở lại trên bề mặt da lâu như là kem nền, phấn phủ, kem che khuyết điểm,…

Bước 2: Bỏ qua các tiếp thị truyền thông, marketing bên ngoài

Sản phẩm được quảng cáo rộng rãi nhiều người biết đến và sử dụng không có nghĩa là các thành phẩn của nó sẽ tốt cho làn da của bạn.

Sự cường điều về tác dụng sản phẩm khiến nhiều chị em bỏ qua bước đọc thành phần mỹ phẩm
Sự cường điều về tác dụng sản phẩm khiến nhiều chị em bỏ qua bước đọc thành phần mỹ phẩm. Ảnh: Internet

Điều thứ 2 khi đọc thành phần mỹ phẩm mà các bạn cần nhớ đó là hãy bỏ qua sự cường điệu truyền thông. Tuy nhiên, cách marketing sản phẩm sẽ dùng nhiều thủ thuật để bạn lầm tưởng ví dụ:

  • Sản phẩm có các nhân tố khiến làn da tươi mát: Nó mang lại cảm giác “mát”, nhanh thấm không có nghĩa là thành phần mà làn da bạn đang cần lúc này.
  • Có các thành phần tự nhiên và nguồn gốc hữu cơ: Rõ ràng, ai cũng thích các sản tự nhiên cho bản thân nhưng hãy nhớ rằng các thuật ngữ “tự nhiên” và “hữu cơ” không được quy định rõ ràng và hầu như là nó chỉ đến từ 1 thành phần trong sản phẩm. Ngoài ra, không phải tất cả các thành phần tự nhiên, hữu cơ đều có lợi.
  • Chỉ số SPF chống nắng: Thực ra chỉ số chống nắng SPF của sản phẩm thường không chính xác và không có sự quy chuẩn đồng đều giữa các hãng, cũng như thống nhất về chuẩn hóa, có rất nhiều cách để làm “tăng” chỉ số chống nắng lên (như là tăng thêm thuốc chống viêm) thế nên khi xem sản phẩm có chỉ số chống nắng cao cũng không phải là sản phẩm chất lượng.
  • Cụm từ “Free” – Sản phẩm không chứa chất…: Một chiến lược marketing hiệu quả khi đề cập các chất không tốt, độc hại trong sản phẩm như là không paraben, không sulfate,…Nhìn qua thì đúng là tin tốt, nhưng cũng không có ý nghĩa đặc biệt, bởi rõ ràng khi đọc thành phần bạn cũng đã nắm được điều này.
  • Một loạt lợi ích đi kèm khi dùng sản phẩm: Đó là cách tạo ấn tượng của một thương hiệu với người tiêu dùng, ai cũng mong đợi sản phẩm họ mua và dùng sẽ là một sản phẩm tốt, mang lại nhiều lợi ích, dưỡng da đẹp tự nhiên. Tuy nhiên, đừng tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ này, đừng tiếp nhận thông tin mà lại bỏ qua việc đọc thành phần mỹ phẩm, vì có thể sau khi nghiên cứu kỹ danh mục nguyên liệu lại nhận ra sản phẩm đó chỉ toàn là thành phẩm thông thường.
  • Chỉ các thành phần nổi bật: Vì danh sách các thành phần đầy đủ chỉ được yêu cầu trên nhãn sản phẩm thực, nên trong các quảng cáo cũng như trên trang web của một số hãng chỉ nêu các thành phần hoạt động mạnh nhất, nổi bật nhất mà bỏ sót phần còn lại, khiến thiếu thông tin cho các chị em khi muốn tìm hiểu sản phẩm.
  • Đã được thử nghiệm bởi các bác sĩ da liễu: Thực chất thông tin này hoàn toàn vô nghĩa, vì không có một quy chuẩn nào về cái "Đã được các bác sĩ da liễu công nhận" khi quảng cáo điều này, nó tương tự với cụm từ “Đã được chứng minh lâm sàng”. Ngay cả một chất dưỡng ẩm đơn giản và thông thường cũng có tác dụng xóa mờ nếp nhăn chỉ vì nó cấp nước cho da căng hơn tạm thời.
  • Nếu những khẳng định không phù hợp: Ví dụ những thông báo dầu gội đầu không chứa silicone hay kem dưỡng ẩm không chứaa sulfate. (Thực tế thì hầu như dầu gội đầu không chứa silicon và kem dưỡng ẩm thì không chưa sunfate)

Vì vậy, để lựa được sản phẩm phù hợp, chăm sóc dưỡng da đẹp nhất, chúng ta hãy nghiên cứu trực tiếp danh sách thành phần ở mặt sau sản phẩm để xem CHÍNH XÁC những gì trong sản phẩm.

Bước 3: Nhìn vào 5 thành phần đầu tiên

Các thương hiệu luôn phải tiết lộ thành phần của họ theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất. Theo nguyên tắc chung, 5 thành phần đầu tiên sẽ chiếm lượng nhiều nhất trong sản phẩm (khoảng 80%) nên đó là điều các chị em cần lưu ý khi bắt đầu đọc sản phẩm, nên đọc từ 5-10 thành phần đầu tiên.

Bước 4: Tìm thông tin về các thành phần

Thông thường các chị em sẽ lên các trang web uy tín để tham khảo cũng như nắm được tên gọi, công dụng của thành phần này trong sản phẩm được trình bày thành bảng rõ ràng (ví dụ như một số hãng gọi là Aqua thay vì nước, tocopherol thay vì vitamin E) để có cái nhìn cơ bản về sản phẩm.

Đọc và hiểu rõ các tên gọi, tác dụng của nó trong mỹ phẩm
Đọc và hiểu rõ các tên gọi, tác dụng của nó trong mỹ phẩm. Ảnh: Internet

Bước 5: Tìm hiểu các thành phần tốt và không tốt cho da

Sau khi nắm được các thành phần mỹ phẩm, nhận biết được thành phần nào tốt và không tốt cho da thì các chị em sẽ có sự cân nhắc và so sánh để quyết định xem có mua và sử dụng sản phẩm đó không nhé. Một số thành phần không tốt cho mỹ phẩm mà các chị em cần lưu ý đó là:

Đọc kỹ các thành phần mỹ phẩm để nhận biết các chất có thể gây mụn, dị ứng cho da
Đọc kỹ các thành phần mỹ phẩm để nhận biết các chất có thể gây mụn, dị ứng cho da. Ảnh: Internet

  • Mùi thơm tổng hợp: Chúng là nguyên nhân chủ yếu gây ra dị ứng mỹ phẩm. Hãy tìm "chất tạo mùi" hoặc "parfum" trên nhãn. Hãy thận trọng với các sản phẩm "không có mùi thơm", vì thường có nghĩa là chúng được giấu đi bởi các hóa chất khác.
  • Sulfate: Có mặt trong các sản phẩm làm sạch da, mất đi lớp dầu bảo vệ của da, gây tổn thương, khô và kích ứng da. Do đó hãy để ý các cụm từ kết thúc bằng "sulfate", chẳng hạn như lauryl sulfat natri, natri sulfat natri, lauryl sulfate amoni,… để tránh.
  • Silicones: Chúng khiến cho chất bẩn, bã nhờn, bụi không thoát được ra khỏi lỗ chân lông, ngăn sự hấp thụ các thành phần khác, phá vỡ quy trình điều tiết da. Sử dụng lâu dài khiến da gặp mụn ẩn, mụn viêm và gây khô da. Đọc kỹ những từ kết thúc bằng "-con", "-siloxan" hoặc "-conol".
  • Dầu khoáng: Dầu khoáng làm gián đoạn quá trình tái tạo tế bào da, khiến mụn thêm nặng cũng như nảy sinh mụn mới trên da. Được biết đến các tên gọi như petrolatum, dầu lỏng, dầu parafin hoặc dầu paraffinum.
  • Các loại dầu không bão hòa (PUFAs): Đây là những loại dầu chứa nhiều liên kết đôi trong chuỗi axit béo, làm cho chúng trở nên không ổn định và khi tiếp xúc với oxy và nhiệt làm cho chúng nhanh chóng oxy hoá, đó là pro-aging. Nói chung, cố gắng tránh bất kỳ loại sản phẩm nào có hơn 10% hàm lượng PUFA.
  • Kem chống nắng hóa học: So với oxit kẽm, các thành phần như oxybenzone và octinoxate có tính bảo vệ thấp hơn và có liên quan đến sự phá huỷ hoóc môn và tổn hại tế bào.
  • Parabens: Tất cả chúng ta đều biết paraben được sử dụng với vai trò bảo quản sản phẩm nhưng hiện nay bị kêu gọi tẩy chay vì chúng tăng kích thích hóc môn estrogen gây nguy cơ ung thư vú, và giảm lượng tinh trùng ở nam. Hãy tìm kỹ từ nào kết thúc bằng "-paraben" trong sản phẩm nhé. Lưu ý: Nhiều nhà sản xuất đã thay thế chúng bằng phenoxyethanol, có thể an toàn hơn nhưng có thể gây khó chịu.
  • Sản phẩm chứa phóc môn (Formaldehyde): Chúng có liên quan đến phản ứng dị ứng và rối loạn nội tiết, thậm chí có thể gây ung thư. Đọc kỹ và để ý kỹ các cum từ formaldehyde, quaternium-15, hydantoin DMDM, uidid imidazolidinyl, diazolidinyl urê, polyoxymethylene urea, hydroxymethylglycinate natri, bromopol và glyoxal.

Ngay cả khi yêu thích một thương hiệu thì cũng không tin tưởng thương hiệu một cách mù quáng, đọc bài hướng dẫn cách đọc thành phần mỹ phẩm trên đây thì hãy nghiên cứu từng sản phẩm kỹ càng trước khi sử dụng và chăm sóc da nhé các chị em.

Phương Dung (TH)
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:

Tin liên quan

Ngày Valentine trắng 14-3 nên tặng quà gì?

Sau Valentine đỏ (14-2) thì đúng 1 tháng sau chính là ngày Valentine trắng (14-3) đấy các chị em. Đến...

Có nên dùng nước tẩy trang hàng ngày? Câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em

Nước tẩy trang là sản phẩm làm sạch da quen thuộc và được nhiều chị em tin dùng nhưng thực...

Đã bao giờ chị em để ý nên cấp nước cho da bằng cách nào hiệu quả nhất chưa?

Các chị em đều biết nên chú ý cấp nước cho da đầy đủ để dưỡng da khoẻ mạnh hơn,...

Làm sạch da đúng cách giúp da sáng mịn, không còn lo mụn sần sùi

Các chị em liệu có bao giờ tự hỏi rằng bản thân mình đã biết cách làm sạch da đúng...

Phân biệt các sản phẩm làm sạch da mặt hiện nay

Nhiều chị em lầm tưởng sản phẩm làm sạch da mặt thì chỉ có sữa rửa mặt nhưng trên thực...

3 loại nước uống giảm cân nhanh nhất, nguyên liệu có sẵn trong bếp mỗi gia đình

3 loại nước uống giảm cân nhanh nhất dưới đây sẽ khiến các bạn cực bất ngờ vì hiệu quả...

Những người nên kiêng ăn sầu riêng

Sầu riêng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít cholesterol, có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, loại quả này...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình