Nội dung bài viết
Hội chứng đa nang buồng trứng là gì?
Buồng trứng đa nang (hay còn gọi là PCOS – Polycystic Ovary Syndrome) là một bệnh xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormone sinh dục nam trong cơ thể.
Điều này làm ngăn cản sự rụng trứng khiến trứng chứa đầy trong nang trứng. Ngược lại, lượng hormone sinh dục nữ lại không đủ.
Điều này khiến quá trình rụng trứng trở nên bất thường hơn. Việc rụng trứng xảy ra không đúng theo chu kỳ bình thường của cơ thể sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormone nam và nữ.
Nếu không được chữa trị sớm, hội chứng đa nang buồng trứng sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Đối với phần lớn những người phụ nữ bị bệnh buồng trứng đa nang, cơ thể sẽ có cơ chế tự phản ứng với đề kháng insulin để ngăn không cho đường (glucose) chuyển hóa.
Việc điều trị được căn bệnh này được tiến hành bằng cách bổ sung insulin nhằm đưa lượng đường (glucose) vào tế bào, từ đó lưu giữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu cơ thể có chứa quá nhiều insulin, phụ nữ sẽ dễ thèm ăn, dẫn đến tăng cân và sản sinh thêm kích thích tố nam.
Buồng trứng đa nang cũng như hội chứng đa nang buồng trứng bẩm sinh làm ảnh hưởng từ 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên thế giới. Chính vì vậy, căn bệnh này đã trở thành một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến.
Triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang
Vì sự thay đổi hormone khác nhau sẽ dẫn đến những dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng khác nhau ở mỗi người phụ nữ.
Theo nghiên cứu ý học gần đây, có tới 80% phụ nữ mắc hội chứng này bị béo phì, thường là béo bụng và hơn 70% phụ nữ có tình trạng lông phát triển nhiều trên các bộ phận như: mặt, ngực hay bụng dưới. Vùng lưng hoặc bắp đùi cũng là nơi bị mọc nhiều lông hơn.
8 dấu hiệu phổ biến dưới đây cho biết sự xuất hiện của hội chứng buồng trứng đa nang:
Dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất là chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc, ngắn hơn hoặc kéo dài. Đây chính là dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng buồng trứng đa nang. Cụ thể hơn là trong vòng một năm, người mắc bệnh sẽ có ít hơn 9 lần xuất hiện “đèn đỏ”.
Mà mỗi chu kỳ lại kéo dài hơn 35 ngày và có xuất huyết một cách bất thường. Kinh nguyệt thường có rất ít hoặc rất nhiều hoặc thậm chí có kinh một cách bất ngờ.
Mọc lông nhiều hơn bình thường trên mặt, trên ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi.
Dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường.
Gặp khó khăn trong việc thụ thai và có thai.
Thường xuất hiện các vấn đề về da như: bị mụn trứng cá, có nhiều mảng da sẫm màu hoặc vùng da dư thừa ở nách hoặc quanh cổ.
Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ.
Dễ tăng cân, béo phì.
Tóc mỏng dần đi hoặc tóc rụng nhiều.
Tại sao bị đa nang buồng trứng?
Theo các nhà khoa học những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân chính của hội chứng đa nang buồng trứng:
1. Kháng insulin hay do rối loạn hội chứng trao đổi chất
Ít người biết răng insulin là nội tiết tố quan trọng. Chúng giúp kiểm soát lượng glucose (đường) trong cơ thể vì góp phần chuyển hóa đường trong máu vào tế bào.
Chính vì vậy khi cơ thể bạn có khả năng kháng insulin nghĩa là các mô trong cơ thể có sự đề kháng với những tác động của insulin.
Điều này vô tình dẫn đến hậu quả là làm khả năng sử dụng insulin bị gián đoạn. Lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ đường cho tế bào.
Lượng insulin dư thừa được tự sinh ra này hoàn toàn có thể tác động xấu đến buồng trứng bằng cách tăng sản xuất androgen. Và cũng chính sự gia tăng sản xuất androgen sẽ cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.
Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá và rụng tóc ở người bị hội chứng đa nang buồng trứng.
Ngoài ra, khi không được chuyển hóa vào tế bào trong cơ thể thì lượng đường thừa sẽ được chuyển đổi thành chất béo. Đây là nguồn gốc của chứng tăng cân, béo phì khó kiểm soát hoặc rất khó giảm cân ở người bệnh buồng trứng đa nang.
2. Di truyền
Nếu một người có mẹ, chị gái hoặc em gái từng bị buồng trứng đa nang, thì có nguy cơ cao mắc hội chứng đa nang buồng trứng hơn người bình thường. Ngoài ra, người này cũng dễ bị tiểu đường hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều hơn.
Đây được xem là yếu tố có nguy cơ cao nhất khiến bạn bị hội chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản này. Các nhà nghiên cứu y học cũng nghi ngờ khả năng một số gen nhất định có liên quan mật thiết với hội chứng buồng trứng đa nang.
3. Chế độ ăn uống
Ngoài nguyên nhân về nội tiết và di truyền thì chính chế độ ăn uống cũng khiến nhiều người dễ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.
Trong thực tế, hầu hết người bị đa nang buồng trứng là những người thừa cân. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người gầy thì không có nguy cơ mắc bệnh.
Chỉ cần cơ thể không cân đối, nhất là vòng 2 phát phì (béo bụng) là bạn đã có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gây ra bởi sự đề kháng insulin - một biểu hiện rõ nhất của hội chứng đa nang buồng trứng.
Hội chứng buồng trứng đa nang có chữa được không?
Tuy rằng hội chứng đa nang buồng trứng không thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có rất nhiều cách giảm nhẹ tác động của chúng với cơ thể.
Tùy vào nhu cầu của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp. Vì một số người sẽ muốn điều trị nhằm mục đích điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hay những trường hợp khác lại mong muốn điều trị để sớm mang thai.
Cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang
1. Giảm cân
Nếu bạn bị béo bụng, vòng 2 to bất thường vì dễ tăng cân - một hậu quả của hội chứng đa nang buồng trứng thì việc giảm cân giúp ích rất nhiều cho bạn, Đồng thời cách này hỗ trợ quá trình sự rụng trứng, làm tăng khả năng thụ thai.
Chỉ cần bạn giảm được khoảng 5 – 7kg thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hơn, từ đó làm giảm lượng cholesterol và tiến tới điều chỉnh được isulin trong cơ thể ở mức hợp lý nhất.
Quá trình giảm cân nên được thực hiện kết hợp với một chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột đường và vận động hợp lý sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho người bệnh.
2. Dùng thuốc hỗ trợ sinh sản
Đây cách phổ biến để điều trị buồng trứng đa nang theo hướng hỗ trợ sinh sản. Theo cách này, các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định loại thuốc nào là phù hợp với bạn. Chẳng hạn như:
Clomiphene
Letrozole
Metformin
Gonadotropins
3. Phương pháp phẫu thuật buồng trứng
Khi việc điều trị bằng những loại thuốc đặc trị trên không mang lại kết quả như ý thì phương pháp phẫu thuật sẽ được gợi ý cho bệnh nhân bị hội chứng đa nang buồng trứng. Phương pháp thường được sử dụng là khoan buồng trứng.
Bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật bằng cách mổ ở bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng. Điều này sẽ giúp làm giảm mức độ kích thích tố nam và tăng cường sự rụng trứng, hỗ trợ quá trình thụ tinh.
4. Thụ tinh trong ống nghiệm
Nếu không có hay không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với người bệnh thì thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được xem là phương pháp tối ưu.
Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm.
Sau đó, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng phương pháp tránh thai để kiểm soát các dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng.
Trong trường hợp người bệnh chưa kết hôn hoặc chưa có ý định sinh con, họ sẽ được chỉ định điều trị theo hướng là dùng thuốc ngừa thai phối hợp để điều hòa nội tiết tố.
Điều này giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều hơn và giảm dần các triệu chứng nam hóa.
Ngoài ra, cách này cũng có tác dụng bảo vệ lớp vỏ buồng trứng không bị xơ chai. Hơn thế nữa, thuốc ngừa thai còn có tác dụng giảm tình trạng mụn trứng cá và lông rậm ở bệnh nhân bị buồng trứng đa nang.
Đa nang buồng trứng nên ăn gì?
Những bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm protein nhiều nạc ít chất béo như: thịt lợn nạc,thịt gà loại bỏ da, thịt bò nạc màu đỏ, cá hay các loại hạt và đậu. Khuyến khích người bệnh ăn các loại cá tươi ít nhất 2 lần một tuần.
Người bị đa nang buồng trứng cần tiêu thụ các thực phẩm có đủ chất sắt. Vì vậy, cũng cần ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm có thịt bò nạc và thịt cừu. Nên ăn sáng với đầy đủ ngũ cốc tăng cường chất sắt, thịt lợn, thịt gà và cá.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên chọn carbohydrate có các chỉ số đường huyết thấp. Tốt nhất là các loại ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm có nhiều chất xơ như các loại đậu, rau có màu xanh đậm và trái cây.
Hãy chắc chắn là bạn ăn đủ những thực phẩm có canxi trong chế độ ăn cũng mình.
Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa và transfast. Đặc biệt là phụ nữ nên tăng cường ăn các thực phẩm có từ nguồn omega 3 lành mạnh như: các loại dầu hạt, hạt, dầu ô liu, bơ, dầu canola...