Sự khác biệt giữa các thế hệ dẫn đến những quan điểm chăm sóc trẻ nhỏ cũng khác nhau và ai cũng cho rằng quan điểm của mình là đúng. Tuy nhiên thực tế nhìn nhận vào những chứng minh của khoa học hiện đại, người già đôi khi nhiều kinh nghiệm hơn mẹ bỉm sữa hiện nay nhưng không phải cái nào cũng đúng và tốt cho sức khỏe của trẻ. Câu chuyện của chị Lý (Trung Quốc) và mẹ chồng chị là một minh chứng rõ ràng.
Theo chia sẻ trên Sina, chị Lý là giám đốc kinh doanh của một công ty. Những ngày cuối năm công việc kinh doanh của công ty rất bận rộn nhưng bảo mẫu của gia đình lại có việc phải về quê đón Tết sớm. Thế nên cách đây khoảng 1 tháng chị cảm thấy việc tìm bảo mẫu vô cùng khó khăn lại không yên tâm về những người bảo mẫu mới, chính vì thế khi cả hai vợ chồng đều phải làm thêm giờ, chị Lý còn phải thường xuyên đi công tác nên đã quyết định cho cô con gái Tiểu Lê lúc đó mới 6 tháng tuổi để về cho mẹ chồng ở dưới quê chăm sóc.
Trong suốt khoảng thời gian này, do mẹ chồng ở dưới quê xa xôi không biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại nên chỉ gọi điện thông thường thông báo với vợ chồng chị Lý rằng đứa trẻ sống ở quê rất tốt, khỏe mạnh nên cả hai không cần lo lắng. Chị Lý cũng vì gửi con cho mẹ chồng nên vô cùng yên tâm công tác.
Sau 1 tháng không gặp con, mới đây khi công việc đã giảm tải, chị Lý vội vàng về quê để đón con. Lần đầu nhìn thấy đứa trẻ, chị Lý đã cô cùng sốc vì con tăng cân rất nhiều, gương mặt đứa trẻ trông như một quả bóng. Tiểu Lê cũng vì lâu ngày không gặp mẹ nên liên tục khóc khi chị Lý đến gần.
Chị Lý ngạc nhiên hỏi mẹ chồng đã chăm sóc cháu kiểu gì để biến đứa trẻ trở nên mũm mĩm như thế này. Bà nội lúc này mới cho biết bà cũng chỉ cho ăn như lời dặn dò của con dâu trước khi đi, tuy nhiên có điều bà đã già, chân tay yếu nên không tiện pha sữa lắt nhắt. Vì vậy mỗi lần pha sữa bà đều pha rất nhiều, nếu không uống hết thì lúc sau sẽ hâm nóng lại và cho cháu uống.
Thế nhưng điều ngạc nhiên là lần nào đứa trẻ cũng uống hết số lượng sữa bà pha, ăn 6-7 cữ mỗi ngày. Bên cạnh đó bà nội cũng đã cho cháu ăn thức ăn dặm bộ sung là những bữa cơm, cháo mà hàng ngày bà nội ăn. Bằng cách này, đứa trẻ đã tăng hơn 10 kg chỉ trong vòng 1 tháng. Thấy cháu tăng cân quá tốt mẹ chồng chị Lý vô cùng mừng rỡ vì cho rằng mình nuôi "mát tay". Thế nhưng bà không ngờ chị Lý lại không hài lòng về cách nuôi con của mẹ chồng mà khóc hận ngay tại chỗ.
"Mẹ làm con của con béo phì tới mức này thì có gì là tốt cơ chứ" - chị Lý đáp trả mẹ chồng.
Trên thực tế trẻ ăn ngon, ăn được là điều đáng mừng. Tuy nhiên nếu trẻ được cung cấp lượng thức ăn quá nhiều dẫn đến béo phì lại là một điều không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.
Những nguy hại khi trẻ bị béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:
- Khung xương: Với cân nặng quá mức sẽ tăng gánh nặng lên bộ xương của đứa trẻ béo phì, từ đó dễ dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình. Ngoài ra do trọng lượng cơ thể tăng sức đè lên các khớp ở vùng lưng, đầu gối,... làm cho các khớp nhanh lão hóa.
- Hệ tim mạch: Béo phì làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hẹp tắc động mạch chi.
- Hệ hô hấp: Một trong những hội chứng dễ gặp khi bị béo phì đó là bệnh ngừng thở khi ngủ, một biến chứng rất nguy hiểm.
Làm thế nào để trẻ không bị béo phì?
Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn kết hợp với hoạt động thể lực. Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ).
Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đồng thời, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ... hạn chế xem tivi, chơi điện tử. Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.
Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
Tâm sinh lý: Trẻ mắc bệnh béo phì sẽ dễ mắc trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng.
Trẻ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư thực quản, trực tràng, vú...