Phụ Nữ Sức Khỏe

Giao dịch bằng tiền mặt có thể lây nhiễm COVID-19, chuyên gia nêu 4 khuyến cáo hạn chế lây bệnh

Tiền không chỉ có nguy cơ lây COVID-19, mà còn lây nhiều bệnh khác nhau vì trên bề mặt tiền khi giao dịch, nhất là ở chợ có nhiều vi khuẩn bám trên bề mặt.

Dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới số người mắc và tử vong do dịch bệnh này liên tục gia tăng, còn tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận 134 trường hợp dương tính với COVID-19.

Đến nay, đường lây nhiễm COVID-19 được xác định là do giọt bắn từ người bệnh sang người lành và do tiếp xúc các bề mặt làm lây lan virus. Ngoài các tiếp xúc bề mặt thông thường như thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, chuột máy tính) hay tay nắm cửa,… thì giao dịch thương mại bằng tiền mặt cũng là một trong những nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Theo khuyến cáo của WHO, virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại trên bề mặt của những đồng tiền đã qua sử dụng giống như bất kỳ loại bề mặt nào khác. Bởi vậy, mọi người cần rửa tay ngay sau khi giao dịch, không đưa tay lên mắt mũi miệng, hạn chế giao dịch bằng tiền giấy, nhất là tiền đã qua sử dụng.

Các giao dịch tiền mặt dễ lây bệnh, nhất là COVID-19.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên trường ĐH Bách Khoa) cho biết, tiền giấy đã qua giao dịch rất bẩn, chúng chứa nhiều loại vi khuẩn, virus trong đó.

Bởi tiền đã qua sử dụng, có nghĩa là đã được giao dịch. Trong khi giao dịch có thể là tại ngân hàng, nhưng cả ở ngoài chợ bán cá, bán thịt mà tay những những bán thực phẩm sống không bao giờ là an toàn và sạch sẽ.

PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra thói quen cực xấu của người Việt, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 này sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao. Đó là việc nhiều người khi đếm tiền thường đưa tay lên chấm vào nước bọt rồi đếm tiền trả cho người khác. Do vậy, giao dịch bằng tiền mặt không chỉ nguy cơ lây COVID-19 mà còn nhiều loại bệnh khác.

Để hạn chế lây lan dịch bệnh nói chung, COVID-19 nói riêng khi sử dụng tiền mặt, PGS Thịnh khuyến cáo:

- Từ bỏ thói quen đưa tay lên miệng làm ướt rồi đếm tiền.

- Cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nước khử khuẩn sau khi giao dịch.

- Cũng cần tính đến việc khử trùng đồng tiền trong trường hợp cần thiết như một số quốc gia đang áp dụng. Tuy nhiên, cách này về chi phí sẽ tốn kém.

- Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Các giao dịch có thể thanh toán bằng thẻ điện tử hoặc chuyển khoản qua điện thoại.

Thanh toán qua thẻ là lựa chọn thông minh ở thời điểm này.

Ngoài vấn đề sử dụng tiền mặt, Bộ Y tế đã có những hướng dẫn phòng bệnh cho từng đối tượng, ngành nghề với một số nội dung cần chú ý sau:

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng;

- Che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay;

- Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục, tích cực vận động cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, giữ ấm mũi họng, nâng cao thể trạng;

- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở), trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;

- Nếu thấy có các biểu hiện sốt, ho, khó thở,… thì cần thông báo để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

- Không tụ tập đến nơi công cộng, đông người.

- Không đi lại ở vùng có dịch, không tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về.

- Đeo khẩu trang đến nơi công cộng.

Theo Lê Phương/Thoidaiplus

Tin liên quan

Các nước đều áp dụng cách ly nCoV 14 ngày

Trước thông tin thời gian ủ bệnh của nCoV lên đến 24 ngày, Bộ Y tế khẳng định thời gian...

Ca thứ 16 tại Việt Nam dương tính nCoV

Bộ Y tế trưa 13/2 xác nhận bệnh nhân nam 50 tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với nCoV, là...

Người phụ nữ bị cách ly theo dõi nCoV ở Việt Nam đã trốn sang Trung Quốc

Vừa thông tin với PV Infonet, Đại tá Nguyễn Trung Thực – Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cho...

Những lầm tưởng khi phòng lây nhiễm nCoV

Nhiều người nghĩ rằng virus corona truyền qua thú cưng, từ mẹ sang con, uống vitamin C, kháng sinh, ăn...

Khi nào người nhiễm nCoV có thể xuất viện?

Bộ Y tế quy định người nhiễm nCoV xuất viện khi hết sốt ít nhất 3 ngày, hai mẫu bệnh...

Đường lây nhiễm 13 ca dương tính nCoV

Đa số bệnh nhân viêm phổi do virus corona tại Việt Nam có mối liên hệ với Vũ Hán, trong...

Bác sĩ BV Chợ Rẫy uống gì trước khi thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV?

Trước khi vào phòng điều trị, các bác sĩ phải mặc đồ phòng hộ, uống ít nhất nửa lít đến...

Tin mới nhất

4 cách chăm sóc da sau điều trị nám

15 giờ trước

Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản cho nam thanh niên 26 tuổi

15 giờ trước

Sau khi cắt amidan có được ăn kem, uống nước ngọt?

18 giờ trước

Mỗi ngày phụ nữ nên ăn một ít này để kháng khuẩn, chống viêm, nói không với các bệnh phụ...

1 ngày 10 giờ trước

Bệnh nhân hẹp niệu đạo thoát cảnh mang túi nước tiểu sau 2 tiếng phẫu thuật

1 ngày 11 giờ trước

Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi hay phải đến bệnh viện?

1 ngày 11 giờ trước

Phát hiện thêm 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Đồng Nai

1 ngày 11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi bị chó cắn, mèo cào?

1 ngày 11 giờ trước

Căn bệnh ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình