Ngoài da, dáng thì tóc cũng là một trong những vấn đề nhức nhối cần phải lo lắng của mỗi người. Tuổi càng cao, nguy cơ xuất hiện tóc bạc càng nhiều, mất đi màu đen huyền bí tự nhiên, chị em cũng cảm thấy mình không còn được xinh đẹp trẻ trung nữa. Để khắc phục tình trạng tóc bạc, dùng thuốc nhuộm đen hoặc nhuộm màu không phải là cách tốt vì ảnh hưởng sức khỏe, lúc này chị em có thể áp dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên, trong đó có thể kể đến chính là khế.
Vì sao khế chua có khả năng biến tóc bạc thành tóc đen?
Khế chua vốn là một loại quả khá phổ biến tại Việt Nam, có thể trồng ngay tại nhà. Trong khế chứa rất nhiều công dụng như làm đẹp da, giảm cân, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ thị lực, đây còn được biết đến là ‘thần dược’ để chữa các vấn đề về tóc bạc sớm.
Về giá trị dinh dưỡng, trong khế chua chứa các loại vitamin như A, B1, B2, C; các khoáng chất như canxi, sắt, natri, magie, kali, cùng các axit hữu cơ có lợi.
Những dưỡng chất này đặc biệt là vitamin C hay axit oxalic giúp kích thích mọc tóc một cách nhanh chóng, làm sạch tóc, loại bỏ bã nhờn, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và giúp tóc tránh được các bệnh về da đầu tốt hơn. Trong đó, không thể không kể đến các bệnh về da đầu như nấm, gàu và các bệnh về da đầu như nấm, gàu, vảy nến,...
Bên cạnh đó nước dừa và mật ong giúp cung cấp độ ẩm cho da đầu, giúp nuôi dưỡng tóc óng mượt từ sâu bên trong và giải thiểu xơ, rối cho tóc, giúp phụ nữ có một mái tóc không chẻ ngọn và dài ra nhanh chóng.
Ngoài ra, quả 'ngũ liễm' hay 'liễm tử' này còn có rất nhiều tác dụng như làm tiêu tan những trệ khí trong dạ dày, đả thông những ách tắc trong khí huyết, kiện toàn hệ thống hô hấp và tỳ vị, giúp sáng mắt. Quả khế vị chua ngọt vốn có tính bình, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Theo Tây y, khế cũng có hiệu quả hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bổ sung nguồn protein dồi dào, giảm đau.
Cách ủ tóc với khế chua trị tóc bạc hiệu quả
Công thức ủ trộn bao gồm 3 nguyên liệu rất dễ tìm đó chính là: 3 quả khế chua + 150ml nước dừa + 1 muỗng canh mật ong
- Trộn đều nước khế vừa lọc với nước dừa và mật ong.
- Chị em gội đầu với nước ấm rồi dùng khăn thấm cho tóc bớt nước, sau đó dùng hỗn hợp nước dừa, khế và mật ong thoa đều lên tóc từ thân đến ngọn tóc kết hợp với massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm đều trên tóc.
- Dùng khăn hoặc túi trùm đầu nilon trùm tóc lại ủ trong khoảng 20 phút thì gội đầu lại với dầu gội và dùng thêm dầu xả rồi để tóc khô tự nhiên.
Với phương pháp này chị em có thể áp dụng tuần đầu tiên từ 2 đến 3 lần, bước qua tuần thứ 2 thì mỗi tuần ủ tóc 1 lần với khế chua kiểu này, chỉ trong 1 tháng tóc bạc sẽ được cải thiện, không gàu ngứa, mềm mượt và khỏe khoắn.
Một số tác dụng trị bệnh của khế chua
Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1 - 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần, không uống vào lúc no quá hay đói quá. Dùng liền 3 ngày.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 - 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 - 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 - 3 lần để ngậm và nuốt dần. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8 - 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 - 10g, kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.