Phụ Nữ Sức Khỏe

Dịch COVID-19: Làm gì để tự bảo vệ mình khi đến trung tâm thương mại, nhà hàng?

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nếu bắt buộc phải đến những nơi đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, mỗi cá nhân hãy tự bảo vệ mình.

Theo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tếbệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, một trong các biện pháp quan trọng để phòng chống dịch bệnh là công tác vệ sinh, khử khuẩn đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng để hạn chế tối đa sự lây nhiễm vi rút qua tiếp xúc với bề mặt, vật dụng bị nhiễm vi rút.

Mặc dù theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần hạn chế đến chỗ đông người để phòng chống dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nếu bắt buộc phải đến những nơi đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, mỗi cá nhân hãy tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất là luôn phải vệ sinh đôi bàn tay, đây là biện pháp đơn giản mà rất hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Các thời điểm rửa tay cần thiết là sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can…; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ; trước khi ăn; khi bàn tay bẩn, trước khi vào và sau khi ra khỏi khu dịch vụ.

Có thể rửa tay bằng nước với xà phòng hoặc dùng dung dịch sát khuẩn tay

Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì có thể dùng dung dịch sát khuẩn tay đã được Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực (danh sách các sản phẩm này được công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý môi trường y tế tại địa chỉ http://vihema.gov.vn) hoặc dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn để diệt khuẩn tay.

Người dân cần lưu ý tránh mua các sản phẩm được quảng cáo là nước rửa tay khô có khả năng diệt khuẩn chưa được Cục Quản lý môi trường y tế cấp số đăng ký lưu hành. Trên nhãn các sản phẩm này thường không ghi rõ hàm lượng cồn và các loại vi khuẩn mà sản phẩm có thể diệt. Các sản phẩm này thường chứa hàm lượng cồn dưới 60% và không đủ để diệt được vi rút gây bệnh COVID-19 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ.

Thứ hai là cần hạn chế đưa tay sờ lên mặt, mũi, miệng và không vào khu dịch vụ nếu có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi hoặc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Thứ ba là luôn che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

Thứ tư là luôn sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến khu dịch vụ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác. Tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi.

Trong thời gian ở khu dịch vụ, nếu bản thân thấy có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, đau họng hãy thông báo ngay cho người làm việc tại khu dịch vụ để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Tại các khu dịch vụ, khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày các vị trí tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy

Đối với Ban quản lý khu dịch vụ, cần thực hiện tốt một số việc như vệ sinh khu dịch vụ hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút để, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Cụ thể như sau:

Người dân khi đến chỗ sử dụng dịch vụ như siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng... cần tuân thủ thực hiện hướng dẫn phòng chống dịch của ngành y tế                                  Ảnh minh hoạ

Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu chơi của trẻ em, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.

Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, tay vịn lan can: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.

Bố trí đầy đủ dung dịch rửa tay khô tại sảnh đón tiếp, lối vào, sảnh chờ. Đảm bảo đủ nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay), giấy vệ sinh tại nhà vệ sinh.

Tăng cường thông khí tại các phòng, gian bán hàng, khu vui chơi… của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ hoặc các giải pháp phù hợp khác; hạn chế sử dụng điều hòa.

Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy, hàng ngày thu gom chất thải và đưa đi xử lý.

Cung cấp đầy đủ khẩu trang cho người làm việc có tiếp xúc với khách hàng.

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu dịch vụ.

Mỗi cá nhân, tổ chức, đơn vị cần nâng cao ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, thực hiện tốt công tác vệ sinh khử khuẩn đối với bản thân và các khu dịch vụ để góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Theo Thái Bình/SKĐS

Tin liên quan

Cần biết: 3 cách khử khuẩn khẩu trang phòng dịch COVID-19 bằng lò vi sóng

Khẩu trang vải, khẩu trang y tế dùng 1 lần đạt chuẩn để phòng chống dịch COVID-19 được xịt...

Dịch COVID-19 có nên đi tập gym? 4 nguyên tắc nên tuân thủ để đảm bảo an toàn

Với sự tiếp xúc gần, không gian kín, đông người và thường phải dùng chung đồ dùng với người khác,...

Phòng dịch virus corona, mách bạn các cách làm nước rửa tay khô tại nhà cực đơn giản và hiệu...

Tận dụng các nguyên liệu sẵn có, bạn vẫn có thể tự làm được nước rửa tay khô để sát...

Nắng ấm mùa hè có diệt được dịch bệnh Covid-19?

Nhiều người đang hy vọng nhiệt độ cao và thời tiết nắng nóng vào mùa hè có thể giúp diệt...

'Bệnh nhân 31' của Hàn Quốc: 'Tôi đau lòng vì đã đi nhiều khiến dịch bệnh lây lan'

Bệnh nhân "siêu lây nhiễm" COVID-19 ở Daegu, Hàn Quốc, chia sẻ: "Tôi rất đau lòng và lấy làm tiếc...

"Siêu lây nhiễm" là gì và liệu có tồn tại người "siêu lây nhiễm" trong dịch COVID-19

Trường hợp người phụ nữ 61 tuổi ở Hàn Quốc lây nhiễm bệnh COVID-19 cho 43 người khác đang khiến...

WHO phối hợp Hàn Quốc điều tra ổ dịch COVID-19 'siêu lây nhiễm'

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang phối hợp chính quyền Hàn Quốc xử lý một ổ dịch COVID-19...

Tin mới nhất

Loại gạo đắt nhất thế giới hơn 2 triệu/kg có gì đặc biệt?

11 giờ trước

Cơm nhà 3 món ngon dễ nấu: Chỉ cần 30 phút vào bếp cực kỳ tiết kiệm thời gian!

12 giờ trước

2 loại gia vị trong bếp hại tim và thận hơn của thức ăn nhanh, nhưng nếu biết cách dùng...

17 giờ trước

Dấu hiệu chứng tỏ bạn dị ứng với gia vị

18 giờ trước

6 mẹo bảo quản thịt sống trong tủ đông đúng cách

19 giờ trước

Đi chợ gặp những loại rau củ này nhớ phải mua ngay, vừa ngon vừa bổ dưỡng, lại ít bị...

21 giờ trước

Quả lê có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng chuyên gia khuyên làm thêm 1 bước để...

21 giờ trước

4 loại củ quả ‘chân ái’ của mùa thu, vừa giàu dinh dưỡng, lành mạnh giá lại rẻ bèo được...

21 giờ trước

Cách làm cà tím kho tiêu đơn giản, nhanh gọn dễ dàng

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình