Phụ Nữ Sức Khỏe

Đi ngoài phân đen: Dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Theo TS BS Lê Việt Khánh, Phó trưởng khoa phẫu thuật cấp cứu Tiêu hoá, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), đi ngoài phân đen có thể do bệnh lý hoặc do ăn uống.

Cấp cứu vì đi ngoài phân đen

Trường hợp của chị Bùi Thị Loan (24 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) phải vào viện cấp cứu trong tình trạng nhợt nhạt. Trước đó chị Loan bị ngất nên gia đình đưa vào viện.

Theo chị Loan, bác sĩ chẩn đoán chị bị chảy máu dạ dày. Chị Loan không có tiền sử viêm dạ dày. Khoảng nửa tháng trước, chị bị viêm tai và phải uống kháng sinh 15 ngày. Vì uống kháng sinh nên chị bị tổn thương niêm mạc dạ dày. Chị Loan cũng không biết bệnh, chỉ thấy có dấu hiệu đi ngoài phân đen nhưng nghĩ do ăn uống hay uống thuốc mà không đi khám.

Đi ngoài phân đen, kèm theo mệt mỏi, da xanh, hoa mắt, chóng mặt, chị Loan vẫn cố chịu đựng. Khi bị ngất, mẹ chị mới nhờ người đưa con vào viện. Bác sĩ chẩn đoán chị bị chảy máu dạ dày làm mất máu. Chị Loan không hề thấy có triệu chứng gì. Khi nội soi, dạ dày chị Loan bị một vết loét rộng. Bác sĩ nghi ngờ do sử dụng thuốc không đúng tư vấn trước đó.

Đau bụng do chảy máu dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Hay như trường hợp  bệnh nhân Cao Minh Hà (14 tuổi, Thanh Oai, Hà Nội) cũng bị đi ngoài phân đen nhiều ngày nhưng cháu không nói với bố mẹ. Thấy con kêu đau bụng, bố mẹ cháu còn nghĩ con giả bệnh để làm nũng và không để ý. Khi cháu mệt, da tái xanh kèm theo đau ở rốn, bố mẹ cho đi khám, bác sĩ chẩn đoán loét dạ dày gây chảy máu.

Tại Bệnh viện Việt Đức, TS Khánh cho biết mỗi ngày đều gặp các trường hợp đi ngoài phân đen tới khám bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân không hề biết do đâu mà đi ngoài phân đen vì trước đó không có bị viêm loét dạ dày. 

Đi ngoài phân đen có nguy hiểm? 

Theo TS Khánh đi ngoài phân đen có thể do thức ăn mới ăn. Nếu ăn bánh gai, thạch đen sẽ đi ngoài phân đen. Nhưng đi ngoài phân đen nhiều thì đó là bệnh lý. Trong y khoa, bệnh lý gây đi ngoài phân đen chủ yếu do xuất huyết dạ dày, vỡ tĩnh mạch thực quản, chảy máu đường mật.

Ngoài ra, đi ngoài phân đen cũng có thể do các nguyên nhân khác như bệnh nhân bị chảy máu chân răng hoặc chảy máu lúc cắt amidan, ho ra máu, người bệnh nuốt máu xuống đường tiêu hóa, dưới các tác động của dịch vị và dịch ruột từ mũi, họng xuống thực quản, dạ dày làm cho hồng cầu biến chất, trở thành màu đen.

TS BS Lê Việt Khánh - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đi ngoài phân đen hay gặp nhất đó là người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng. Biến chứng chảy máu dạ dày thường xảy ra do uống nhiều rượu, stress hoặc các loại thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu

Một số trường hợp người bệnh sử dụng các thức ăn kích thích (cà phê, tiêu…) hoặc khó tiêu làm cho vết tổn thương viêm loét bị kích thích, cọ xát, gây nên xung huyết – xuất huyết. Có những trường hợp không uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích chỉ sau vài ngày stress đã gây nên tình trạng chảy máu dạ dày, nhất là những người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Để nhận biết sớm các dấu hiệu của chảy máu dạ dày khi đi ngoài phân đen, TS Khánh nhấn mạnh người bệnh cần nhớ dấu hiệu đặc trưng đó là các biểu hiện đau ở quanh vùng trên rốn, đau bụng âm ỉ, hoa mắt chóng mặt do mất máu, phân đen như bã cafe, mùi nặng.

Nếu chảy máu dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch. 

Khi có dấu hiệu vừa nên, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời. Với bệnh lý này, người bệnh cần phải nhập viện ngay lập tức. Tuyệt đối không được tự ý điều trị ở nhà hay ở phòng mạch tư bởi nếu chậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.

Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày gây chảy máu kèm theo nhiễm vi trùng HP thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày. Sau đó bệnh nhân được sử dụng thuốc làm liền vết loét từ 4 đến 6 tuần.

Để phòng chảy máu dạ dày cần điều trị viêm loét dạ dày dứt điểm, hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Bài thuốc quý từ cây mận bắc, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe

Không chỉ là loại cây cho quả ngon, mận bắc còn có nhiều giá trị trong việc chữa một số...

Men gan cao gấp 4 lần có nguy hiểm không?

Tôi 54 tuổi, xét nghiệm men gan cao gấp 4 lần bình thường. Xin hỏi bác sĩ có nguy hiểm...

Học cách làm bánh ú tro, trổ tài khéo biếu họ hàng và bạn bè nhân dịp Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ, không gì vui và đầm ấm bằng việc cả nhà cùng học cách làm bánh ú tro,...

Nghiện xúc xích, mì tôm một phụ nữ Hà Nội tăng cả chục cân/tháng

Từ một cô gái 47 kg vì thói quen ăn uống không lành mạnh, chị P.A. (32 tuổi, trú tại...

10 loại trái cây tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Nhiều loại trái cây giàu khoáng chất cũng như chất xơ, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu...

Thêm một lý do đáng sợ làm suy yếu "bản lĩnh đàn ông"

Mức hormone nam testosterone của một người đàn ông có thể thấp hơn 11% và lượng tinh trùng thấp hơn...

Tiết lộ yếu tố "vàng" giúp giảm nguy cơ mắc ung thư

Nghiên cứu khảo sát quy mô trên 80.000 người trưởng thành ở Mỹ, cho thấy lối sống hiện đại có...

Tin mới nhất

Nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An đã tử vong do bệnh bạch hầu: Xác định 119 trường hợp tiếp...

56 phút trước

Bắc Giang khẩn trương rà soát người tiếp xúc ca bệnh bạch hầu là nhân viên quán karaoke, nguy cơ...

56 phút trước

Sai lầm này khi vệ sinh vùng kín của chị em coi chừng rước bệnh vào người, tổn thương tử...

1 giờ trước

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở trẻ nhỏ

1 giờ trước

Ăn kiểu này còn hại cơ thể hơn mắc ung thư mà quá nhiều người mắc - cần bỏ ngay...

1 giờ trước

10 điều cần ghi nhớ nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê

2 giờ trước

5 loại trái cây nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe

4 giờ trước

Đời tư kín tiếng của siêu mẫu Lê Thúy: Chi tiền thụ tinh ống nghiệm nhưng vẫn chưa có con...

6 giờ trước

'Vườn sao băng' Ngôn Thừa Húc rộ nghi vấn hẹn hò nữ diễn viên hơn 21 tuổi

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình