Phụ Nữ Sức Khỏe

Di chứng tâm lý đè nặng lên bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ

Không chỉ gây đau đớn ngoài da vì những vết ban lở loét, virus đậu mùa khỉ còn để lại những vết sẹo tâm lý nặng nề cho những người mắc và đang điều trị bệnh.

Bàn tay người mắc bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận tại các nước

Corentin Hennebert, một trong những ca mắc đầu tiên được phát hiện ở Pháp, chia sẻ bạn sẽ không thể nào lành lặn sau khi mắc một căn bệnh đã gây ra tổn thương quá nhiều cũng như chịu cảnh phân biệt đối xử.

Theo hãng tin AFP, kể từ tháng 5, loại virus này đã nhanh chóng lây lan trên toàn thế giới. Phần lớn các ca mắc được phát hiện là ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, dấy lên lo ngại về việc lặp lại sự kỳ thị mà những người đồng tính nam phải đối mặt trong đại dịch AIDS.

Nathan Peiffer-Smadja, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Bichat – Claude Bernard ở Paris, cho biết những vết sẹo tâm lý của bệnh nhân hình thành từ một số đặc điểm của căn bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ đau đơn, đặc biệt là từ những vết ban sưng đỏ thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn hay mặt.

“Hậu quả, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ, đang khiến nhiều người lo lắng vì sợ chúng có thể để lại sẹo lâu dài”, bác sĩ Peiffer-Smadja chỉ ra.

Sau đó, người bệnh cũng phải chịu tác động của việc đột nhiên bị một căn bệnh mà mọi người chưa từng nghe nói và phải cách ly 3 tuần đã làm sống lại những ký ức kinh hoàng thời kỳ COVID-19.

Chuyên gia Peiffer-Smadja cho biết một số ít bệnh nhân có thể phát triển các tổn thương bên trong, đặc biệt là bên trong hậu môn, khiến họ cảm thấy cực kỳ đau đớn.

“Tôi luôn cảm giác như có những lưỡi dao cạo đang đâm vào mình. Tôi không thể nghĩ ra sự so sánh nào khác, cơn đau quá sức chịu đựng”, Corentin Hennebert - 27 tuổi – bày tỏ.

Trước khi được kê một loại thuốc giảm đau, Coretin đã giảm tới 7 kg chỉ trong 3 ngày vì không thể ăn uống.

“Tất cả những gì tôi có thể nghĩ là đau đớn. Và tôi không phải là duy nhất, những bệnh nhân khác đã liên hệ với tôi và nói rằng họ không thể chịu hơn nữa. Họ chỉ biết khóc”, Coretin chia sẻ.

Sau khi khỏi bệnh, anh trở thành người đại diện cho một nhóm các bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ kêu gọi hành động nhanh chóng hơn đối phó với căn bệnh.

Trong khi đó, Sebastien Tuller – một nhà hoạt động trong cộng đồng LGBT 32 tuổi – cho hay anh rất lo sợ khi thấy những vết ban bắt đầu xuất hiện trên khuôn mặt mình. "Các vết sưng đỏ thực sự xấu xí và tôi không biết phải làm gì", anh nói.

Theo Michel Ohayon - người đứng đầu một trung tâm sức khỏe tình dục Paris 190, ngay khi một căn bệnh xuất hiện, nhiều người cảm thấy sợ hãi vì nó có thể tạo ra thái độ kỳ thị.

Ông so sánh các tổn thương do bệnh đậu mùa khỉ gây ra với các tổn thương từ triệu chứng rối loạn da liễu sarcoma Kaposi đặc trưng của bệnh AIDS.

“Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu đã đánh thức lại ký ức đau buồn về thời kỳ phát hiện HIV mặc dù căn bệnh này ít gây chết người hơn rất nhiều”, Nicolas Derche làm việc cho nhóm SOS LGBT của Pháp nhận định.

Vincent Leclercq thuộc nhóm AIDES Pháp cho hay đối với những người dương tính với HIV, căn bệnh đậu mùa khỉ càng gợi lại những ký ức khó khăn, từ nỗi sợ hãi về chẩn đoán cho đến sự phân biệt đối xử trong quá khứ.

Tuller nói anh đã nhận được vô số lời lăng mạ và bình luận xúc phạm khi công khai về việc mắc bệnh đậu mùa khỉ. “Có rất nhiều thái độ kỳ thị người đồng tính và điều này ảnh hưởng thực sự đến sức khỏe tâm thần. Nhiều người không nói rằng họ đã hoặc đang mắc bệnh vì sợ bị kỳ thị", Tuller giải thích.

Đối với những người trẻ chưa công khai xu hướng tình dục, bản thân họ cũng bị đặt trong một tình thế khó khăn nếu như mắc bệnh. Họ không muốn người tuyển dụng biết được xu hướng tình dục của mình khi phải cách ly 3 tuần vì căn bệnh.

Nhóm quản lý đường dây hỗ trợ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tiết lộ với hãng tin AFP rằng gần 1/4 số cuộc gọi đến đường dây trong tháng này là về các vấn đề tâm lý.

Các nhóm LGBT cho biết một số người đồng tính nam cũng tránh bất kỳ hoạt động tình dục nào trong nhiều tháng vì lo sợ lây nhiễm virus, từ đó ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần.

Theo Theo TTXVN/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Tinh trùng yếu, không có tinh trùng, có con được không?

Thưa bác sĩ, nam giới tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng thì làm sao khắc phục ạ? Có...

Tổn thương tiêu xương ở bệnh nhân ung thư

Tổn thương tiêu xương xuất hiện dưới dạng các lỗ nhỏ như bị đục lỗ trên phim chụp X-quang, thường...

Mách nhỏ cho dân văn phòng: Những cách tăng EQ khiến sếp phải trầm trồ, tăng lương cho bạn vì...

Trí thông minh cảm xúc (EQ) có mối liên hệ mật thiết đến sự thành công của bạn trong sự...

Ngày 29/8: Ca COVID-19 tăng vọt lên 2.409; có 1 bệnh nhân tại Hải Dương tử vong

Bản tin phòng chống dịch ngày 29/8 của Bộ Y tế cho biết có 2.409 ca mắc COVID-19, tăng...

Tự điều trị chốc, nhiều trẻ bị lở loét

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu TP HCM tiếp nhận 6-8 trẻ bị chốc, trong đó nhiều trẻ...

Số ca mắc COVID-19 ở Bình Dương nhập viện gia tăng

Ngày 29/8, theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương số bệnh nhân mắc COVID-19 nhập viện điều trị đang có...

Mùa tựu trường, nhiều trẻ nhỏ TP.HCM bị bệnh chốc lở

Mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận khoảng 6-8 trẻ bị bệnh chốc lở. Đây là bệnh thường...

Tin mới nhất

Bật mí một mẹo vặt đơn giản để biết chính xác nguyên nhân gây ra thâm quầng dưới mắt

25 phút trước

Ngoài biotin, đây là nhóm chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng da, tóc, móng khoẻ mạnh

26 phút trước

5 loại tầm soát ung thư hàng đầu nên thực hiện trong năm 2024

32 phút trước

6 thói quen hàng ngày giúp giảm nguy cơ ung thư

33 phút trước

7 bước sơ cứu nạn nhân tai nạn thương tích, tuyệt đối không chở đi viện bằng xe máy

35 phút trước

Nghiên cứu mới: Ngồi ít đi 30 phút mỗi ngày có thể giảm huyết áp và nguy cơ bệnh tim

36 phút trước

9 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trong giấc ngủ

37 phút trước

6 lưu ý cho người bệnh tiểu đường trong thời tiết nắng nóng

38 phút trước

Bật điều hòa đi ngủ có tốt không? 6 tác hại có thể xảy ra khi ngủ phòng điều hòa

38 phút trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình