Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một trong những bệnh đường tình dục đáng sợ nhất, nó đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Căn bệnh này có thể gặp ở cả phụ nữ và nam giới nhưng do cấu tạo cơ quan sinh dục ở nữ có dạng mở nên khả năng nhiễm bệnh giang mai nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung là cao hơn so với nam giới.
Bệnh do một loại xoắn khuẩn nhạt màu có tên Treponema pallidum gây ra. Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị triệt để vi khuẩn này ra khỏi cơ thể mà chỉ có thể ngăn chặn không cho chúng phát triển và gây bệnh ở người.
Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét bộ phận sinh dục, hỏng nội tạng, bại liệt, ảnh hưởng đến nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.
Bệnh giang mai ở nữ có thể khiến chị em vô sinh – hiếm muộn. Khi mang thai, người bệnh có thể bị thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non; thai nhi có nguy cơ bị viêm màng não, mù lòa bẩm sinh... Đứa trẻ cũng bị nhiễm giang mai nếu không có những can thiệp sớm, ngoài ra trẻ cũng bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, không thể phát triển bình thường được.
Biểu hiện của bệnh giang mai là gì?
- Giai đoạn sơ cấp
Trên cơ thể người bệnh xuất hiện các vết loét gọi là săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục, nông (có kích thước từ 0.3-3cm), màu đỏ, nhẵn, không gây đau đớn hay ngứa ngáy, không làm mủ.
Ở nữ giới, săng giang mai có thể xuất hiện ở nơi đầu tiên lây nhiễm khuẩn giang mai hoặc các bộ phận như cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh hoặc trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi…
Sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 1 tuần, hạch bách huyết ở vùng bẹn sưng to, đau. Các dấu hiệu này thường biến mất sau 3-6 tuần nên nhiều người lầm tưởng bệnh đã khỏi tuy nhiên chúng đã ăn sâu vào máu và bệnh chuyển sang giai đoạn khác.
- Giai đoạn thứ phát
Một vài tuần sau khi các săng giang mai biến mất, bạn sẽ nhận thấy các nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện dày khắp các vùng da trên cơ thể, đặc biệt là vùng bẹn, hai bên sườn, lưng, bụng, lòng bàn chân, lòng bàn tay. Phát ban này thường không ngứa, không đau và có thể kèm theo vết loét giống như mụn cóc ở miệng hoặc vùng sinh dục.
Một số người còn có hiện tượng rụng tóc, đau cơ, sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể biến mất trong vòng vài tuần hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một năm.
- Giai đoạn tiềm ẩn
Nếu bạn không được điều trị bệnh giang mai sớm, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn thứ phát sang giai đoạn tiềm ẩn, khi ấy người bệnh hầu như không còn bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên, xoắn khuẩn vẫn tồn tại, âm thầm phát triển và có thể gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan trên cơ thể từ cơ, xương, hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng...
- Giai đoạn cuối
Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau:
+ Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm), có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc. Nếu củ giang mai, gôm giang mai khu trú vào các vị trí quan trọng trên cơ thể thì có thể đe dọa tình mạng người bệnh.
+ Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.
+ Giang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.