Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, thậm chí còn có nguy cơ cao gây vô sinh và ung thư cổ tử cung.
Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ bị viêm nhiễm phụ khoa rất cao. Đa số các tác nhân gây bệnh phụ khoa đều lây truyền qua đường tình dục.
Chảy nước
Bình thường “vùng kín” tiết ra chất dịch quánh trong. Đây là dịch nhờn trong âm đạo không nặng mùi, ra nhiều hay ít cũng tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh, có mang thai hay không, có uống viên tránh thai không. Nhưng nếu chất dịch này thay đổi màu sắc, độ đặc, có mùi lạ thì có thể do âm đạo bị nhiễm trùng, thường gặp nhất là nấm candida.
Mùi lạ
Cơ quan sinh dục dưới không bao giờ vô trùng nên thường có mùi đặc biệt. Xét về mặt đảm bảo sức khỏe thì những cố gắng nhằm khử mùi bằng hàng loạt các “vệ sinh phẩm” đều vô bổ, thậm chí có hại. Chúng có thể gây dị ứng.
Tuy nhiên khi thấy mùi thay đổi, trở nên nồng nặc hơn thì cũng nên nghĩ tới khả năng viêm nhiễm. Lúc này không nên vội đi mua chất khử mùi mà nên đi đến gặp bác sĩ.
Kinh nguyệt thất thường
Nhiều bạn gái nghĩ răng kinh nguyệt thất thường là do “tự nhiên nó như vậy”, “một thời gian nó sẽ tự ổn định”. Tuy nhiên, khi được bác sỹ cho biết rằng đây có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm hoặc sung huyết vùng chậu. Bệnh có thể ảnh hưởng tới buồng trứng, nặng nề nhất là vô sinh. Khi bệnh nặng hơn sẽ kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, đau nhức dữ đội.
Những cơn đau khi quan hệ
- Đau ở cửa mình: thường do nguyên nhân cơ học, có thể còn sót lại đôi chút màng trinh. Nhưng nói chung nên nghĩ tới nhiễm trùng. Đau trong âm đạo có cảm giác như chà bằng giấy ráp là triệu chứng rõ rệt bị nấm.
- Đau vùng sâu hơn: khả năng bị viêm nhiễm nặng hơn: ở bàng quang, tử cung, buồng trứng…
Cách ngừa
- Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tắm rửa cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh vùng kín thường xuyên đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh, không thụt rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
-Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, dịu nhẹ nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn từ 3,8-4,5 để các vi khuẩn có hại không có điều kiện phát triển mạnh và chung sống hòa bình với các vi khuẩn có lợi.
Điều mọi phụ nữ phải biết khi chăm sóc "vùng kín" Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong tương lai, là điều... |
Bật mí cách để vùng kín không có mùi ngày hè Mùa hè nắng nóng chính là điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, lây lan ra vùng kín, khiến các bệnh phụ khoa tăng cao. |
Vùng kín nặng mùi, đối phó thế nào? Vùng kín có mùi là nỗi lo lắng, mất tự tin của bất cứ chị em nào, dù đã vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. Bài viết dưới đây sẽ là... |