Có một số mẹ chồng là vì muốn tốt cho con trai, thật sự có ý tốt, các mẹ có hiểu rằng biết vì con trai mà suy nghĩ nên sẽ vì hôn nhân của con trai mà nghĩ cho con cái. Vì vậy mà cũng sẽ bảo vệ vợ con trai mình như chính con ruột của mình. Tuy nhiên cũng có một vài mẹ chồng cũng nói rằng muốn tốt cho con trai nhưng chỉ là nói miệng mà thôi, các mẹ lại không hiểu được cái gọi là "Yêu ai yêu cả đường đi lối về" nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống hôn nhân của con trai với lý do là vì con mà chèn ép con dâu.
Nếu như người chồng cũng như vậy bất phân phải trái, cũng cho rằng mẹ mình can thiệp vào hôn nhân của mình, chèn ép vợ của mình đều là vì muốn tốt cho mình thì thông thường đều sẽ phá hủy cuộc hôn nhân ấy. Bởi vì đối với một người vợ mà nói thì vừa bị chồng lẫn mẹ chồng ức hiếp là chuyện mà khó ai có thể chịu đựng được.
Tuy nhiên, tình huống còn đáng buồn hơn như vậy chính là tuy rằng người chồng có thể phân định được ai đúng ai sai, thế nhưng không thể bênh vực được vợ của mình, biết rõ mẹ mình đang ức hiếp vợ nhưng không có cách nào làm được gì. Tình huống này sẽ dẫn đến bi kịch hôn nhân, vợ chồng đều không cảm thấy dễ chịu.
Anh tôi và chị dâu của tôi lúc vừa mới kết hôn rất ngọt ngào, hạnh phúc với nhau. Nhìn thấy họ như vậy tôi cũng sinh cảm giác cực kỳ mong chờ vào hôn nhân của mình. Nhưng tiệc vui chóng tàn, sau khi chị dâu tôi mang thai thì hết thảy những điều tưởng như đang trên thiên đường kia đều dần thay đổi. Thực chất thì anh trai tôi và chị dâu lúc đó cũng chưa từng xuất hiện vấn đề tình cảm gì, ngọn nguồn vấn đề là ở chỗ mẹ của tôi, cũng chính là người đóng vai trò mẹ chồng trong câu chuyện này.
Tôi không biết mẹ tôi là già rồi hồ đồ hay thế nào, chị dâu tôi đang mang thai, chuyện quan trọng như vậy mà bà đến một chút lòng thông cảm cũng không có, ngườ lại còn đối với chị dâu tôi có thái độ ghét bỏ cực kỳ khó hiểu. Bà không muốn nhìn thấy chị dâu tôi rảnh rang, một khi thấy chị ấy rảnh rang liền sẽ nói chị ấy đang bắt nạt anh trai tôi: "Cô cũng là một thành viên trong cái nhà này, cô lại chẳng có làm gì, khiến cho con trai tôi đi làm việc, cô nhẫn tâm sao?".
Sau đó hai người bọn họ bởi vì chuyện như vậy mà cãi nhau nhiều lần, tôi cũng nhiều lần khuyên bảo mẹ: "Chị dâu đang mang thai, là giai đoạn đặc biệt, mẹ có thể đừng làm khó dễ chị ấy nữa, ngộ nhỡ động thai, đứa con xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn, mẹ có chịu trách nhiệm được không?". Nghe tôi nói như vậy, mẹ tôi mới yên tĩnh một chút. Thế nhưng, sau khi đứa bé sinh ra, bà lại bắt đầu gây chuyện.
Từ nhỏ tới lớn, tôi không thấy mẹ tôi có thái độ trọng nam khinh nữ nhưng không hiểu nổi tại sao mà sau khi bà ấy biết chị dâu tôi sinh con gái thì liền nổi trận lôi đình rồi nói không cho chị dâu tôi ở cữ sau khi sinh. Chị dâu tôi vừa mới ở cữ được mấy ngày, mẹ tôi liền đến gây phiền phức, nhất định bắt chị dâu tôi đi làm, còn nói câu y chang trước đây: "Dựa vào cái gì mà cô không phải đi làm, để cho con trai tôi một mình làm việc kiếm tiền? Cô sinh ra là con gái có tư cách gì ở cữ".
Chị dâu của tôi trước đó trong lúc mang thai vì sợ ảnh hưởng đến em bé nên đều không tính toán với mẹ tôi. Thế nhưng hiện tại đứa bé cũng được sinh ra, chị ấy đương nhiên không thể cam lòng để mẹ tôi ức hiếp vô lý như vậy. Vì vậy mà hai người bắt đầu cãi nhau, chị ấy phản kháng lại những gì mẹ tôi nói, kết quả trong cơn nóng giận mẹ tôi đã đánh chị dâu một bạt tai.
Sau khi bị đánh, chị dâu tôi nở một nụ cười, chị ấy không đánh trả, chỉ nói một câu: "Đánh rất hay!". Thái độ này cho tôi thấy dự cảm cực kỳ không tốt, trong ý cười của chị dâu có ý nghĩ sâu xa khác, mơ hồ tôi cảm thấy được sau đó nhất định sẽ có chuyện không ổn xảy đến chứ không phải chị ấy đã chịu thua. Đúng như dự cảm của tôi, sau khi chị dâu tôi ở nhà mẹ đẻ của chị ấy ở cữ, đến khi đứa bé tròn một tháng tuổi, chị ấy quyết định ly hôn với anh trai tôi.
Còn anh trai tôi, nói thế nào đây nhỉ, anh ấy vẫn luôn biết mẹ tôi và chị dâu có mâu thuẫn nhưng anh ấy lại không hề làm gì hết. Ngay cả khi mẹ tôi đánh chị dâu một bạt tai, sau khi biết được anh ấy cũng chẳng làm gì, chỉ biết định kỳ đến nhà mẹ đẻ của chị dâu thăm chị ấy và con. Anh ấy tự biết bản thân đuối lý nên cuối cùng khi chị dâu đưa đơn ly hôn, anh ấy cũng cứ như vậy mà chấp nhận, cũng chẳng giành lấy quyền nuôi con, trực tiếp đem giao cho chị dâu tôi.
Sau khi mẹ tôi biết bọn họ ly hôn, không dám đến nhà mẹ đẻ của chị dâu làm loạn nên không ngừng ở đó quở trách anh trai tôi khiến tôi ở bên cạnh nghe thấy cũng cảm thấy rất khó chịu. Mãi đến tận sau này, anh trai tôi vẫn như vậy không dám cãi lại mẹ tôi, tôi thật sự không biết nên đau lòng cho anh ấy hay cảm thấy anh ấy cực kỳ đáng thương.
Xảy ra chuyện như vậy, chứng kiến những gì đã trải qua trước mắt khiến tôi đối với hôn nhân trong lòng cũng sinh một loại cảm giác khủng hoảng, cũng không còn tiếp tục mong chờ hôn nhân nữa. Tôi rất sợ sau khi tôi kết hôn sẽ gặp phải một ông chồng giống như anh trai tôi, gặp phải một bà mẹ chồng như mẹ của tôi. Nói thật là nếu kết hôn rồi lại ly hôn như vậy thì không bằng tôi không kết hôn nữa.
Bởi vậy mới nói, đối với một người phụ nữ mà nói, khi đối mặt với hôn nhân, không chỉ phải quan tâm đến việc người đàn ông đó có tốt hay không mà còn phải quan tâm đến tính cách của người đàn ông đó có mềm yếu hay không. Bởi vì người đàn ông có tính cách mềm yếu hay không đối với hôn nhân có quan hệ rất mật thiết, rất quan trọng.
Như anh trai của tôi chính là một loại đàn ông có tính cách mềm yếu điển hình. Người phụ nữ gả cho gả đàn ông như vậy, mẹ chồng có ức hiếp bạn, anh ấy cũng sẽ không dám phản kháng. Thậm chí người ngoài bắt nạt bạn, anh ấy cũng sẽ không dám đứng ra bảo vệ bạn. Bạn sớm muộn cũng sẽ đối với anh ấy tràn đầy cảm giác thất vọng, cảm thấy đi cùng anh ấy không có cảm giác an toàn, cảm thấy cuộc sống của anh ta cực kỳ hèn nhát.
Ngược lại, đối với đàn ông mà nói, muốn giữ gìn hôn nhân thật tốt thì nên biết được ưu khuyết điểm trong tính cách của mình. Sự mềm yếu trong tính cách của mình bạn có hay không thực chất không quan trọng, quan trọng chính là bạn có muốn thay đổi hay không. Loại tính cách mềm yếu này không phải có từ khi mới sinh ra, cũng không phải nói rằng cả đời không sửa được. Điều then chốt là ở chỗ bạn có chịu tự nhìn nhận vào chính mình, tự thấy vấn đề và can đảm muốn đối mặt, thay đổi hay không.
Bạn phải biết rằng tính cách mềm yếu, nhu nhược này đối với hôn nhân của bạn không tốt chút nào, bạn phải biết rằng sau khi kết hôn bạn phải bảo vệ lấy vợ của mình không được để cho bất kỳ ai bắt nạt. Từ những điều này sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ, cứng rắn hơn. Nếu trong cuộc sống hôn nhân xuất hiện chuyện mẹ chồng ức hiếp con dâu, bạn cũng có thể giải quyết một cách công bằng cho tất cả, có thể làm che chắn cho vợ con thì đương nhiên cô ấy sẽ không đối với bạn thất vọng.
Ngoài hiểu rõ ưu khuyết điểm của bản thân để thay đổi bảo vệ hôn nhân thì người nhà của bạn, mẹ của bạn có tính cách như thế nào, bạn cũng phải biết rõ. Chỉ có nhưn vậy bạn mới có thể biết được mẹ của bạn có phải mẹ chồng tốt hay không, mới có thể tìm cách giải quyết vấn đề giữa quan hệ mẹ con và quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu cho thật khéo léo.