Nhẫn cưới được xem là vật đính ước của đôi trai gái khi nên duyên vợ chồng. Khi lồng vào nhau chiếc nhẫn nhỏ xinh nghĩa là bạn đã thề hứa sẽ luôn yêu thương, chung thủy và bên cạnh bạn đời mặc cho mọi hoàn cảnh.Tuy nhiên, cách chọn và đeo nhẫn cưới không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Nếu không biết mà phạm phải đại kỵ khi đeo nhẫn cưới bạn đừng hỏi vì sao hôn nhân gặp trục trặc, vợ chồng thường xuyên cãi nhau, thậm chí dẫn đến ly hôn.
Sau đây là những đại kỵ khi đeo nhẫn cưới các cặp đôi chớ dại phạm phải nếu không muốn gãy gánh hôn nhân.
Chọn nhẫn cưới có kiểu dáng quá lệch nhau
Nhiều cặp đôi muốn cặp nhẫn cưới của mình trông phải thật độc đáo, không ‘đụng hàng’ nên quyết định chọn những mẫu nhẫn cưới có kiểu dáng khác biệt nhau. Tuy nhiên, ông bà ta cho rằng sở dĩ nhẫn cưới truyền thống có kiểu dáng giống nhau chính là để thể hiện sự đồng lòng giữa vợ và chồng. Ngoài ra, đây còn được xem như cách ‘đánh dấu’, giúp người khác dễ nhận ra đôi nam nữ là một cặp vợ chồng.
Vậy nên, nếu nếu chọn nhẫn quá khác biệt về kiểu dáng giữa chiếc nhẫn giữa vợ và chồng thì cặp đôi rất dễ xảy ra mâu thuẫn, cự cãi trong cuộc sống vợ chồng. Nếu không nhẫn nhịn, đề cao cái tôi cá nhân bạn rất dễ đánh mất hạnh phúc của chính mình.
Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới đồng nghĩa với việc bạn đánh mất cuộc hôn nhân của chính mình. Nếu biểu tượng của sự gắn kết, ràng buộc giữa vợ chồng mất đi thì gia đình cũng sẽ lung lay, sóng gió.
Nếu nhẫn cưới không vừa tay, bạn hãy sửa lại để không bị tuột mất. Nếu có ý định đổi nhẫn cưới mới, các cặp đôi chớ dại bán nhẫn cưới cũ mà hãy giữ lại. Hãy luôn nhắc nhớ cho bạn đời hiểu về ngày cưới, về khoảnh khắc hai bạn ký vào tờ giấy đăng ký kết hôn để trở thành vợ chồng hợp pháp.
Đeo nhẫn trước ngày lẽ cưới diễn ra
Muốn gia đình không bị xào xáo, vợ chồng hòa thuận các cặp đôi đừng bao giờ đeo nhẫn cưới vào tay trước khi lễ cưới diễn ra. Hãy chờ đến khi thắp nhang làm lễ gia tiên, được hai bên gia đình chứng kiến hẵng đeo nhẫn để hạnh phúc trọn vẹn.
Không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Vì nhẫn cưới chật hoặc rộng nên nhiều người thay vì đeo chúng ở ngón áp út lại chuyển sang đeo ngón giữa hoặc ngón út. Tuy nhiên, theo quan niệm xưa mỗi ngón tay đều tượng trưng cho một một quan hệ xã hội rieeg. Nếu ngón cái tương trung cho cha mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời và ngón út tượng trưng cho con cái.
Các cặp đôi đừng đảo lộn vị trí đeo nhẫn giữa những ngón tay, hãy để ngón áp út được giữ vật đính ước hôn nhân để có thể ‘canh gác’ cho cuộc hôn nhân của bạn.
Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.