Phụ Nữ Sức Khỏe

Có thể dự đoán trước hiện tượng mẹ bầu sinh non trong thai kỳ?

Theo 1 nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho biết có thể dự đoán trước hiện tượng sinh non để tìm cách ngăn chặn.

Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhưng cũng đầy lo lắng của người mẹ. Họ lo con mình có được khỏe mạnh khi sinh ra hay không, có bị mắc các biến chứng nguy hiểm không. Những suy nghĩ kiểu này sẽ làm tâm trí mẹ bầu không được yên bình, dễ dẫn đến sinh non.

Ảnh: internet

Giống như những hoạt động y học khác, sinh đẻ cũng có nguy cơ và biến chứng riêng. Một trong những vấn đề chính có thể phát sinh trong quá trình mang thai là trẻ sinh non. Nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ khi sinh ra, thậm chí gây tử vong.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sinh non. Chế độ ăn uống không hợp lý, bà bầu ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân hoặc không tăng cân trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, những bệnh mà mẹ mắc phải trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Các chứng bệnh như tiểu đường, béo phì, thiếu chất, căng thẳng, trầm cảm, các thói quen hút thuốc, nghiện rượu,…cũng làm tăng khả năng sinh non ở trẻ.

Nếu trong thai kỳ, các mẹ bầu không có những biện pháp phòng ngừa một số bệnh cần thiết khi mang thai, thì tình trạng sinh non dễ xảy ra hơn.

Vậy có thể dự đoán trước trẻ sinh non hay không? Nghiên cứu cho thấy sinh non có thể dự đoán được.

Ảnh: internet

Mới đây, trường đại học Y khoa Utah (Mỹ) đã thực hiện hai xét nghiệm sàng lọc để dự đoán khả năng sinh non ở phụ nữ có thai. Họ kiểm tra cổ tử cung của mẹ bầu trong quá trình mang thai nhằm phát hiện ra nguy cơ sinh non.

Cổ tử cung là một phần của tử cung, có vai trò duy trì độ dày của nó và vẫn đóng cho đến khi thai kỳ kết thúc. Kết quả kiểm tra cho thấy, nếu cổ tử cung bắt đầu trở nên mỏng hơn, nguy cơ sinh non của mẹ bầu sẽ xảy ra.

Hai cuộc kiểm tra này có khả năng phát hiện mật độ tử cung, do đó có thể dự đoán được mẹ bầu có sinh non hay không.

Để giảm tỉ lệ sinh non trong thai kỳ xuống thấp nhất, mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe của mình. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động nhẹ, tiêm ngừa những loại vắc-xin cần thiết. Đồng thời nên đi kiểm tra định kỳ, nếu có gì bất thường xảy ra trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để kịp thời xử lý.

Nguồn (Boldsky)

Nhi Nguyễn

Tin liên quan

Dùng nước luộc thịt để luộc rau có tăng dinh dưỡng?

Tôi muốn tận dụng nước luộc thịt để luộc rau vì nước này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng mọi...

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy...

Dù có rất nhiều ý tưởng nhưng lại không thể tập trung để hoàn thành, trong cuộc sống thường xuyên...

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

Mẹ tôi bị ung thư vú, do phát hiện không kịp thời nên tế bào đã di căn. Dù điều...

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

Người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm phải có 1 trong 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng...

Nắng nóng có nên uống nước dừa mỗi ngày?

Tôi thường xuyên uống nước dừa giải nhiệt, nhất là khi thời tiết oi bức như hiện nay, nhưng thắc...

5 lời khuyên đối phó với chứng trầm cảm hậu ly hôn

Kiệt sức về mặt cảm xúc, rút lui khỏi xã hội và cảm giác tuyệt vọng thường là những dấu...

Siêu âm thấy con đầu to, bố lo lắng không biết bé có thể chui được ra ngoài khi mẹ...

Vợ đến ngày dự sinh chưa chuyển dạ, trong khi em bé trong bụng đầu khá to. Liệu thai có...

Tin mới nhất

Cách làm tương cà chua ngon, sạch, để được lâu

2 giờ trước

3 công dụng tuyệt vời của đá viên trong bếp núc

2 giờ trước

Công dụng bất ngờ của vỏ xoài mà bạn có thể chưa biết

2 giờ trước

Cách nấu chè sắn mochi nóng hổi vừa thổi vừa ăn

2 giờ trước

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây, không phải ai cũng biết

2 giờ trước

Cách làm canh chua chả cá với bông điên điển thơm ngon

2 giờ trước

Loại trái cây tưởng chừng dân giã nhưng lại là 'thuốc bổ' cho tim mạch, biết được 6 lý do...

8 giờ trước

Công thức làm nước uống lên men Kombucha cho những ngày nắng nóng

8 giờ trước

Bánh cá hồi đúc trứng, món ăn thơm ngon bổ sung Omega-3 cho trẻ nhỏ

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình