Phụ Nữ Sức Khỏe

Cổ nhân răng dạy: Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày

Trong cuộc sống hằng ngày, vay và trả là một vấn đề rất đơn giản. Tuy nhiên, trong mối quan hệ vay và trả không chỉ phản ánh sự tu dưỡng đạo đức, mà còn thể hiện sự đối đáp tình nghĩa giữa con người với nhau vì vậy hãy cân nhắc trước khi cho vay mượn để không mắc phải những sai lầm không đáng có.

Về chuyện vay mượn, cổ nhân có câu rằng: “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”.

Vậy tại sao lại có câu nói này? Hãy cùng lý giải câu nói có ý nghĩa vô cùng sâu xa, ẩn chứa trí tuệ uyên thâm và những đúc kết kinh nghiệm của người xưa. 

Vì sao "Cho vay gạo chứ không cho vay củi"?

Nghĩa đen của câu này hiểu theo một cách đơn giản: Nếu có người đến nhà bạn vay gạo thì bạn có thể cho vay, nhưng nếu người đó đến nhà bạn để vay củi thì đừng nên cho mượn.

Vì "Củi, gạo, dầu, muối, mắm, giấm và trà” là 7 nhân tố cơ bản đại diện cho cuộc sống. Không có củi thì không có lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Trong đời sống xưa, củi rất quan trọng đối với bất kỳ gia đình nào.

Chưa kể, so với củi thì gạo khác rất nhiều. Gạo có thể cân đo đong đếm, nhưng củi thì khác. Những khúc củi thường lớn, không tiện để đo lường. Bạn cho người khác vay bao nhiêu bát gạo, họ cũng trả bạn từng đấy bát. Nhưng khi bạn cho người khác vay nhiều củi, khi họ trả lại không tương xứng với lúc đầu, có thể sẽ mang tới cho bạn cảm giác thiệt thòi. Do đó, ở thôn quê ngày xưa, để tránh xảy ra xích mích, hiểu lầm giữa hàng xóm với nhau, họ thường tránh việc cho nhau vay mượn củi.

Đặc biệt, từ “柴” (củi) trong tiếng Hán đồng âm với “财” (tài). Người xưa cũng cho rằng: Mượn củi chính là lấy đi “tài khí” của gia đình người khác nên phải kiêng kỵ.

Ảnh minh họa: Internet

Nhưng về nghĩa bóng, câu nói này ngụ ý: Giúp đỡ người nghèo, không giúp đỡ người lười.

Dù rất quan trọng với đời sống người dân nhưng củi không phải là thứ hiếm. Chỉ cần chăm chỉ, chịu khó đi nhặt thì họ sẽ chẳng thiếu củi để dùng trong nhà. Ở đây, người đi vay củi là những người lười biếng, không muốn lao động, chỉ trực chờ đi vay mượn người khác để có được miếng ăn. 

Bạn có thể giúp đỡ người khác khi khó khăn, giúp họ một bữa no để có sức khỏe. Thế nhưng với người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì đừng bao giờ nên giúp đỡ. Sự ỷ lại chỉ khiến họ nghèo mãi hoàn nghèo, không có động lực để phát triển chính mình.

Với những người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì không xứng đáng nhận được sự giúp đỡ. Sự lười biếng, ỷ lại khiến họ nghèo vẫn hoàn nghèo, không có động lực để phát triển bản thân.

Câu nói này đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Giúp người là tốt nhưng hãy trao lòng tốt đúng cách và đúng người.

"Cho mượn áo, không cho mượn giày" nghĩa là gì?

Cổ nhân còn có câu: “Thà thử quan tài hơn thử giày”, câu nói này cho thấy, người xưa rất chú trọng giày dép. Thời cổ đại, bàn chân là bộ phận riêng tư và nhạy cảm. Trong đó, giày dép là đồ bó sát cả bàn chân, nên không thể tùy ý cho mượn. Nếu giày dép bị người khác đi thì trong mắt người ta đó là chiếc giày đã bị hỏng, giày hỏng mang ý nghĩa xấu, không tốt với chủ nhân của nó. 

Cũng giống như lý do vì sao không nên cho mượn củi. Ngày xưa đa số ai cũng đi dép rơm, đó là thứ mà bạn chỉ cần bỏ công làm có thể sở hữu được.

Trong tiếng Hán, từ “鞋” (giày) còn đồng nghĩa với từ “孩” (con cái), mượn giày cũng đồng nghĩa với cho mượn con cái, cách nói này ý chỉ việc không may mắn. Ngày xưa, đa số mọi người đều đi dép rơm, chỉ cần chăm chỉ một chút là có thể tự làm đôi dép cho riêng mình.

Ảnh minh họa: Internet

Vì thế, người xưa không cho người khác mượn giày, cũng không cho người khác vay củi. 

Đây là lời nhắc nhở mọi người trước khi giúp đỡ người khác cần phải xem xét đối phương có xứng đáng nhận được lòng tốt này hay không. Trong thời đại phát triển như ngày nay, người ta không còn vay mượn nhau gạo củi, hay quần áo, giày dép như trước nữa nhưng câu nói “Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày” cổ nhân dạy vẫn được giữ nguyên được giá trị.

Bảo Nghi (TH)

Tin liên quan

Thầy phong thủy mách nước: 3 loại cây chiêu lộc dụ tài nên có trên bàn làm việc, đảm bảo...

Cùng xem đó là 3 loại cây nào nhé! Anh/chị/em văn phong nhanh tay tậu ngay nào!

Khám phá Desaru: Một vẻ đẹp khác của đất nước Malaysia

Vậy, có ai trong số các bạn đã nghe nói về Desaru chưa? Đọc bài viết để coi Desaru có...

9 cách bảo vệ anh ninh cho ngôi nhà bạn khỏi trộm cướp đơn giản nhưng vẫn hiệu quả

Chỉ với 9 lưu ý nhỏ này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ trộm đột nhập vào ngôi nhà của...

"Phía Đông trồng lựu là vàng, phía Tây trồng hồng là bạc": Trồng 6 loại cây này trước nhà trấn...

Tất cả những loại cây sau là tượng trưng cho sự giàu có, tài lộc và may mắn theo phong...

Choáng ngợp với biệt thự hiện đại của Tiktoker Hà Thành, dân tình 'mắt tròn mắt dẹt' khi nhìn vào...

Với diện tích rộng rãi, Tiktoker Hà Thành - Nguyễn Ngọc Thúy đã tận dụng và lên ý tưởng 'biến...

Mẹ 2 con 'nghiện' hoa cỏ và công trình cải tạo bãi đất trống thành khu vườn tuyệt đẹp hệt...

Để thỏa cơn "nghiện" làm vườn của mình, người mẹ 8X này đã bỏ công cải tạo một mảnh đất...

Căn hộ chung cư có thời hạn “từ 50-70 năm”: Khi hết hạn có bị "ra khỏi nhà"?

Trong đề cương sửa đổi Luật nhà ở, Bộ Xây dựng đang đề xuất phương án cấp quyền sử dụng...

Tin mới nhất

5 dấu hiệu phát hiện bệnh gan nhanh chóng, kịp thời không nên bỏ qua

1 giờ trước

4 dấu hiệu xuất hiện trong quá trình tập luyện thể thao, cảnh báo sức khỏe yếu cần nghỉ ngơi

1 giờ trước

Những dấu hiệu xuất hiện trong lúc ngủ, tưởng bình thường nhưng lại cảnh báo cơ thể đang dần lão...

1 giờ trước

Những thói quen khi tắm đang âm thầm 'RÚT NGẮN' tuổi thọ của bạn, đặc biệt là thói quen thứ...

1 giờ trước

6 xu hướng sức khỏe và 10 xu hướng chọn thực phẩm tốt năm 2024

1 giờ trước

Mối liên hệ giữa đồ uống và bệnh tim

1 giờ trước

Đề xuất BHYT bổ sung để giảm chi tiền túi: Ai được tham gia?

1 giờ trước

Làm sao nhận biết một người đang gặp vấn đề sức khoẻ tâm thần?

1 giờ trước

Ba thức uống "thần kỳ" để giảm béo, mỡ máu, gan nhiễm mỡ

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình