Phụ Nữ Sức Khỏe

Chia sẻ kinh nghiệm ở cữ sau sinh khoa học nhất, mẹ cần biết

Cơ thể người mẹ sau khoảng thời gian dài mang thai và sinh con cần được nghỉ ngơi gọi là ở cữ. Nắm được kinh nghiệm ở cữ sau sinh khoa học sẽ giúp cơ thể người mẹ phục hồi sau sinh tốt nhất.

Sau khi sinh em bé, các mẹ thường thắc mắc phải ở cữ sau sinh đúng cách ra sao và kinh nghiệm ở cữ sau sinh sao cho khoa học nhất. Theo dân gian đây là khoảng thời gian quan trọng vì việc này sẽ giúp chị em tránh được các bệnh hậu sau này. Tuy nhiên, một số quan điểm hiện đại cho rằng ở cữ sau sinh là không cần thiết, là cổ hủ. Vậy đâu là quan điểm đúng?

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 1
Ở cữ sau sinh đúng cách giúp người mẹ phục hồi sau sinh

1. Kinh nghiệm ở cữ sau sinh

Theo dân gian truyền tai nhau thì phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Trong suốt thời gian này, các chị em phải ở trong phòng kín và hạn chế việc tiếp xúc với nhiều người, tránh làm việc nặng hoặc tắm rửa đêm.

Tuy nhiên, theo y học hiện đại, phụ nữ chỉ nên kiêng cữ trong khoảng thời gian 1 tháng sau sinh. Trong giai đoạn này, các mẹ cần tuân thủ một số điều về sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng để cơ thể phục hồi tốt nhất, và giúp cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh.

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 2
Phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong 3 tháng hoặc lâu hơn

Ngoài bản thân sản phụ thì chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp chị em vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh nở.

2. Một số lưu ý kiêng cữ sau sinh đúng khoa học

Trong thời gian kiêng cữ, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để cơ thể được phục hồi tốt nhất, tránh các bệnh hậu sau này.

+ Ở cữ sau khi sinh mổ đúng cách

- Không tập thể dục nặng:

Việc tập thể dục sau sinh có thể giúp mẹ bầu giảm cân và nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá mức có thể khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi.

Đặc biệt với những chị em sinh mổ, việc vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết và giúp vết mổ nhanh phục hồi rất quan trọng. Các mẹ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện các động tác vừa phải trong khoảng thời gian này.

- Không tự ý uống thuốc:

Vì sau khi sinh các mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ nên không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này có thể đi theo dòng sữa và ảnh hưởng trực tiếp đến bé.

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 3
Không tự ý uống thuốc khi ở cữ

- Không nên khiêng vác đồ nặng:

Sau khi sinh, các mẹ tuyệt đối không nên lao động, làm việc năng ngay. Những việc như khuân vác, lao động nặng sẽ khiến cơ bụng hoạt động, tác động không tốt làm cho vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn lâu lành hơn. Việc rướn người, giơ tay cao cũng nên hạn chế.

- Hạn chế căng thẳng tâm lý:

Sự mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa và việc chăm con của mẹ. Nếu vừa phải chăm sóc bé vừa chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy chia sẻ điều này với chồng và mọi người trong gia đình để nhận được sự hỗ trợ.

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 4
Hạn chế căng thẳng tâm lý

- Kiêng quan hệ tình dục:

Sau khi sinh, các chị em nên dành từ 4 - 6 tuần để cơ thể phục hồi lại, tránh việc quan hệ tình dục quá sớm có thể gây chảy máu vùng kín, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 5

Kiêng quan hệ tình dục

- Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích:

Rượu, bia có thể đi theo dòng sữa mẹ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mẹ thường xuyên sử dụng rượu bia, lượng sữa nuôi con sẽ giảm đáng kể. Hơn nữa, các thức uống này còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở sản phụ.

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 6
Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích khi ở cữ

Bên cạnh đó, cà phê hay các loại đồ uống chứa caffein cũng có thể đi vào dòng sữa, làm cho trẻ sơ sinh trằn trọc, khó ngủ. Thay vào đó, các chị em nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa để cơ thể phục hồi khỏe mạnh.

- Hạn chế tắm nước lạnh:

Chị em nên tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi trong thời gian kiêng cữ vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn đường sinh dục. Thường sau khi sinh 3 - 4 ngày, các mẹ có thể lau người, tắm rửa bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu.

Ngoài ra, sản phụ có thể xông hơi bằng vỏ cam, lá tía tô, vỏ bưởi,… để làm ấm cơ thể, giúp cơ thể bài tiết chất độc hại tốt hơn.

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 7
Chị em nên tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi trong thời gian kiêng cữ

2. Ở cữ sau sinh nên làm gì?

+ Không kiêng khem quá mức:

Nhiều quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh nên ăn những thực phẩm khô, mặn để da thịt săn chắc. Tuy nhiên, ăn uống quá mặn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, gây táo bón hay làm tăng huyết áp.

Trong thời gian ở cữ sau sinh, chị em cũng không nên kiêng khem quá mức, vẫn phải đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe phục hồi và tạo sữa nuôi con. Vì sức đề kháng của chị em còn yếu nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, chú ý bổ sung nhiều rau xanh, vitamin,...

Sản phụ sau sinh cũng nên tránh ăn các thức ăn lên men, đồ lạnh, đồ ăn sống, thực phẩm chế biến sẵn,…

kinh nghiem o cu sau sinh ảnh 8
Trong thời gian ở cữ sau sinh, chị em cần phải đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe phục hồi và tạo sữa nuôi con

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Các chị em thường có thói quen hôn trẻ nên vi khuẩn từ răng miệng có thể lây lan và gây bệnh cho con bạn. Vì thế, hãy chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên bằng việc đánh răng hằng ngày và súc miệng với nước muối.

+ Dành thời gian nghỉ ngơi:

Dành nhiều thời gian cho giấc ngủ và việc nghỉ ngơi ở giai đoạn kiêng cữ sau sinh rất quan trọng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp chị em giảm căng thẳng sau sinh, mang lại tinh thần thoải mái dễ chịu và giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn.

Dành nhiều thời gian cho giấc ngủ và việc nghỉ ngơi ở giai đoạn kiêng cữ sau sinh rất quan trọng

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi,… để tránh ảnh hưởng đến thị lực cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ.

Nếu có điều kiện, hãy thiết kế phòng ngủ cho mẹ và bé rộng rãi, kín gió và hạn chế tiếng ồn để mẹ và bé có thể nghỉ ngơi tốt nhất.

3. Dấu hiệu nên đi khám bác sĩ trong thời gian nằm cữ sau khi sinh

Nếu các mẹ gặp phải các triệu chứng bất thường dưới đây trong thời gian kiêng cữ sau sinh thì nên sớm đến khám bác sĩ:

- Vết mổ ở bụng hoặc vết khâu tầng sinh môn bị sinh đỏ, chảy mủ.

- Sốt cao trên 38°C.

- Sản dịch ra nhiều, có chứa cục máu đông bất thường.

- Dịch âm đạo có mùi hôi.

- Tiểu són, tiểu buốt, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.

- Đau đầu dữ hội, giảm thị giác.

- Sưng viêm vùng vú, chảy máu, núm vú nứt nhiều.

- Đau bụng nhiều, đau ngực, nôn, ho nhiều.

- Hoảng loạn tâm lý, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, đặc biệt là những người có ý nghĩ tự sát hoặc làm hại trẻ.

Hoảng loạn tâm lý, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo trước những vấn đề tâm sinh lý sau sinh của mẹ, không nên để tình trạng diễn biến kéo dài gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chồng và những người thân cũng nên hỗ trợ chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này, giúp mẹ vượt qua khó khăn và nuôi dạy trẻ tốt nhất.

Không kiêng cữ tốt sau sinh có thể dẫn tới hậu quả gì?

Theo các chuyên gia, nếu không thực hiện tốt các biện pháp kiêng cữ tốt sau sinh, các chị em rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Tình trạng thường gặp là mẹ dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, tâm trạng bất ổn, sức khỏe giảm sút.

Đặc biệt, cơ quan sinh dục của phụ nữ sau sinh cần ít nhất 4 - 6 tuần để phục hồi. Nếu quan hệ tình dục sớm sẽ dễ gây những tổn thương lâu dài như viêm nhiễm, chảy máu, nhiễm trùng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe lâu dài.

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp chị em nắm thêm kinh nghiệm ở cữ sau sinh. Hãy tuân thủ những lưu ý trên để cơ thể mau phục hồi và chăm sóc tốt cho bé.

Lạ Đặng

Tin liên quan

Bí quyết giúp bà bầu khỏe mạnh, vượt qua chứng ốm nghén

Không ít thai phụ bị chứng ốm nghén hành hạ như sợ thức ăn, chán ăn và nôn ói. Hoặc...

Khốn khổ căn bệnh cả triệu bà mẹ sinh nở nhiều mắc phải

Sau hai lần sinh nở, chị Hoa (Long Biên, Hà Nội) trở nên thiếu tự tin. Mỗi lần buồn đi...

Những đặc điểm cha mẹ dễ di truyền cho con

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cha mẹ có thể dễ dàng di truyền những đặc điểm dưới...

8 loại quả giàu canxi chẳng kém gì sữa, mẹ bổ sung ngay mà không lo bị béo

Không chỉ sữa mà nhiều loại hoa quả cũng chứa hàm lượng canxi rất cao và tốt cho thai nhi.

Bí quyết giúp mẹ bầu chấm dứt tình trạng mất ngủ, mệt mỏi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường gặp tình trạng mất ngủ, căng thẳng và mệt mỏi. Vậy làm...

8 mẹo giảm căng thẳng trong thời kỳ mang thai

Mang thai có thể là một khoảng thời gian rất khó khăn trong cuộc đời của một người phụ nữ....

Tại sao bà bầu không nên uống trà xanh?

Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh trong thời gian...

Tin mới nhất

Hồng táo và những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe, có thật sự là ‘thần dược’ như lời...

8 giờ trước

Thêm củ cải đường vào bữa ăn làm tăng những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải...

8 giờ trước

6 điều cần cân nhắc trước khi mua nồi áp suất lần đầu tiên

8 giờ trước

Muốn bảo quản thịt sống trực tiếp trong tủ đông cứ làm theo cách này, để mấy tháng trời vẫn...

8 giờ trước

Tiết lợn chín là 'thần dược' với sức khỏe, nhưng lại đại kỵ với những người này, không nên ăn...

8 giờ trước

Ăn nhiều cà chua có tác dụng gì cho sức khỏe?

15 giờ trước

Công dụng và tác hại của đậu bắp ít người biết

16 giờ trước

Nên uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?

16 giờ trước

Những tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá hẹ tươi

1 ngày 5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình