Phụ Nữ Sức Khỏe

Cẩn thận mắc bệnh "phá nát" phổi vì những món nướng "ngon cháy lưỡi"

Tôm, cua hay ốc nướng là món ăn khoái khẩu của khá nhiều người. Thế nhưng ít ai biết rằng, nếu ăn những món này khi chưa được nướng chín hoàn toàn, có thể khiến người ăn nhiễm bệnh sán lá phổi cực kỳ nguy hiểm.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi.

Sau đó, sán trưởng thành lại đẻ trứng, trứng theo đờm ra ngoài và một chu kỳ sán mới lại bắt đầu.

Sán lá phổi không những gây bệnh cho người mà còn gây bệnh cho nhiều loài động vật khác như chó, mèo, lợn, cáo, chồn, chuột... Bệnh phân bố chủ yếu tại các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Philippine, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia...

Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, nhưng ở những nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng... (chưa đảm bảo độ chín để diệt sán) hoặc ăn gỏi tôm, cua, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống để chữa bệnh... thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao hơn hẳn.

Ảnh minh họa: Internet

Biểu hiện của bệnh sán lá phổi

Theo các bác sĩ, sán lá phổi gây bệnh cho người, động vật (chó, mèo, lợn, cáo, chồn, chuột...). Biểu hiện khi mới mắc là bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, mẩn ngứa.

- Khi ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc sẽ thấy đau bụng, đau thượng vị, tiêu chảy.

- Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành, di trú ở màng phổi sẽ gâu đau ngực (hai bên). Sau đó hay ho khan, khạc đờm lẫn máu, hoặc màu đen… hay xảy ra vào buổi sáng, tái diễn nhiều lần và dễ nhầm với lao phổi, ung thư phổi.

- Khi bị nhiễm sán lá phổi, cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị tích cực kịp thời. Quản lý chặt và xử lý tốt chất thải của người bệnh để ngăn chặn mầm bệnh lây lan.

- Tuyệt đối không ăn tôm, cua nước ngọt nướng, tái, chưa được nấu chín.

Ảnh minh họa: Internet

Chú ý khi ăn tôm, cua, ốc nướng

Kinh nghiệm để ăn tôm, cua, ốc nướng trước hết là cần tỉnh táo khi chọn tôm, cua, ốc. Các loài thủy sản này chết, ươn rất nhanh bị nhiễm khuẩn, do đó khi ăn ở hàng quán vỉa hè nên tìm cách kiểm tra trước khi nướng và giám sát chế biến đúng cách, đảm bảo chế biến vệ sinh, nướng chín… để giảm nguy cơ bị ngộ độc.

- Bọc thực phẩm vào lá chuối, giấy thiếc rồi nướng.

- Chọn vỉ nướng làm bằng gốm, thép không rỉ. Tuyệt đối không dùng vỉ nhôm vì khi nướng sẽ tạo ra chất độc hại. Nên nướng ở nhiệt độ thấp, hoặc vừa phải để hạn chế khói. Thường xuyên quay vỉ để món nướng chín đều.

- Dùng các loại nước ướp gia vị (dầu ôliu, nước cốt cam/quýt) vì làm giảm các yếu tố gây ung thư tới 99%, lại tăng hương vị.

- Hạn chế quét dầu, mỡ vì khi chảy xuống lửa sẽ sinh ra chất độc và bám vào thực phẩm. Khi ăn cần bỏ hết những phần bị cháy sém vì dễ có chất độc.

- Nướng trên than hoa nên để than cháy hết (không còn khói) mới cho tôm cua ốc lên nướng. Có thể dùng lá chuối, giấy thiếc bọc rồi nướng để tránh bị sém, khét. Nên nướng bằng lò vi sóng, hoặc lò nướng vì dễ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian, dịch tiết sẽ không có khói và món ăn không bị ám mùi khói.

- Tuyệt đối không nướng tôm, cua, ốc chết, hoặc sắp chết, hoặc nướng đã lâu vì chúng nhanh bị ô nhiễm, sinh ra độc tố nguy hiểm. Cũng không nên ăn hải sản sống, tái để tránh mắc sán, một số bệnh về mắt, tiêu hóa, hoặc gây ho ra máu, co giật…

- Một số loài thủy hải sản vào những mùa nhất định trong năm có nguy cơ nhiễm độc (cá nóc, sao biển, sứa…), do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của chúng để tránh bị ngộ độc khi ăn.

- Cách ăn tôm, cua, ốc an toàn nhất, tránh đau bụng là luộc, hoặc hấp trước khi nướng.

Theo Hòa Thuận/Tiền Phong

Tin liên quan

Kịch bản tươi sáng và thảm khốc đại dịch corona

Các chuyên gia phác thảo hai kịch bản có thể xảy ra đối với sự bùng phát dịch viêm phổi...

Những điều chưa sáng tỏ về thời kỳ ủ bệnh của nCoV

Cộng đồng nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu nCoV sao chép ở đâu và cơ thể mất bao lâu...

3 đặc điểm xuất hiện khi thức dậy vào buổi sáng cảnh báo bệnh nhồi máu não

Nhồi máu não là một trong những bệnh mạch máu não phổ biến nhất. Vì vậy, nếu bạn thức dậy...

Không cần thuốc bổ, mỗi sáng uống một cốc nước này tỷ bệnh tiêu tan

Nhiều người không hề biết rằng uống nước ấm vào buổi sáng có thể giúp cơ thể đào thải độc...

Không cần thuốc bổ, mỗi sáng uống một cốc nước này 'tỷ bệnh' tiêu tan

Nhiều người không hề biết rằng uống nước ấm vào buổi sáng có thể giúp cơ thể đào thải độc...

Làm cách nào để răng trắng sáng tự nhiên?

Hàm răng trắng sáng luôn là mong muốn của rất nhiều người. Vậy làm cách nào để răng trắng sáng...

Trời lạnh, cảnh báo căn bệnh chết người lúc về sáng

Theo các chuyên gia đột quỵ vào những ngày mùa đông gia tăng nhanh chóng do tình trạng nhiệt độ...

Tin mới nhất

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

18 giờ trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

18 giờ trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

18 giờ trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

18 giờ trước

Vụ bé trai 6 tuổi bị cha bạo hành, "dì ghẻ" chế nước sôi lên chân ở TP.HCM: Hành vi...

18 giờ trước

Bé trai 12 tuổi đột quỵ khi chạy bộ thể dục ở trường

1 ngày 17 giờ trước

Bé trai ở TP.HCM bỏng nặng nghi bị bố tạt nước sôi

1 ngày 17 giờ trước

Gia đình 5 người nhập viện vì vi khuẩn lan theo nước lũ

1 ngày 17 giờ trước

13 ca mắc cúm A tại một trường học ở Lào Cai

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình