Trên thực tế, có rất nhiều cách pha sữa cho trẻ sơ sinh khác nhau được nhiều mẹ sử dụng. Thậm chí có nhiều mẹ vẫn mơ hồ và lo lắng không biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh nào mới thật sự hợp lý, an toàn, và đảm bảo cung cấp được dưỡng chất từ sữa tốt nhất cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của bé. Dưới đây, chúng tôi sẽ vạch ra một số những sai lầm các mẹ hay mắc phải và cần phải được chấn chỉnh lại để tốt cho con:
Không tiệt trùng bình sữa
Làm nóng sữa trong lò vi sóng
Dùng nước khoáng pha sữa cho con
Pha sữa cho con bằng nước rau và nước hoa quả
Không pha sữa theo công thức chính xác
Cho bé uống lại sữa từ tủ lạnh
Pha sữa bột bằng nước đun sôi
Không rửa tay trước khi pha sữa cho trẻ
1/ Cách pha sữa cho bé: Không pha sữa quá đặc
Không ít mẹ khi pha sữa cho con thường bỏ quá giới hạn lượng sữa công thức quy định, sau đó đổ vào rất ít nước. Sai rồi mẹ ơi. Cách này không giúp con hấp thu nhiều dưỡng chất hơn, mà chỉ làm tình hình ăn uống, tiêu hóa của bé thêm xấu đi mà thôi.
Độ đậm đặc của sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bởi cơ quan nội tạng của trẻ cần thời gian để phát triển và tăng trường dần dần, chưa thể cùng một lúc hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh bú sữa đậm đặc quá so với hạn mức công thức quy định, về lâu về dài sẽ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn đau dạ dày, kiết lị, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột non, xuất huyết cấp tính…
2/ Dùng nước đun sôi pha sữa
Dùng nước khoáng, nước đóng chai để pha sữa cho bé là sai lầm rất lớn của các bậc cha mẹ. Trong loại nước này, quá nhiều khoáng chất, chưa kể vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh không rõ ràng, rất dễ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của con. Vì vậy, mẹ nhớ nhé, chỉ nên dùng nước đun sôi và nước đun sôi để nguội thôi!
3/ Đừng để tay ướt khi pha sữa
Nhiều mẹ có thói quen tráng bình sữa, rót nước, tay đang ướt cứ thể vẫn vô tư lấy sữa pha. Thử tưởng tượng nước dính vào muỗng múc sữa, rớt xuống phần sữa khô, lâu ngày sẽ làm sữa vón cục, ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe của bé sơ sinh.
4/ Không pha sữa với nước cháo
Tinh bột chứa nhiều lipoxidase, chất có khả năng cản trở sự hấp thu vitamin A có trong sữa. Vì vậy, khi pha sữa chung với nước cháo, mẹ đã vô tình làm mất đi lượng vitamin A cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí não.
5/ Cách pha sữa cho bé: Thử sữa lên mu bàn tay
Để thử độ ấm nóng vừa đủ của sữa, mẹ tuyệt đối đừng nên thử bằng miệng nếu không muốn lây cho con hàng tá vi khuẩn. Thay vào đó, nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ thích hợp của sữa khi cho con bú.
6/ Không thêm bột cacao vào sữa
Để thay đổi khẩu vị cho con, nhiều mẹ nghĩ đến cách cho thêm hương vị vào sữa của con. Cách này có thể giúp bé ngon miệng hơn, nhưng hệ quả lại rất tiêu cực. Trộn sữa với chocolate, calci sẽ bị cản trở trong quá trình hấp thụ bởi phản ứng hóa học với oxalate có trong chocolate. Chưa kể, hệ tiêu hóa còn non nớt của bé có thể bị ảnh hưởng do nạp phải chất lạ.
7/ Lưu ý khi cho bé uống sữa công thức
-Bé bú sữa công thức nên trải dài thời gian nghỉ giữa các giờ ăn. Sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ, vì vậy bé sẽ no lâu hơn. Vì vậy, đừng ép con ăn nhiều mẹ nhé!
-Tuyệt đối không để bé bú lại phần sữa thừa còn từ lần ăn trước. Đừng vì tiết kiệm mà tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe của con. Pha lại lần sữa mới khi con đói vẫn tốt nhất.
-Đừng băn khoăn liệu loại sữa nào mới giúp bé tăng cân nhanh nhất. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, tất cả các loại sữa công thức được sản xuất đều phải đảm bảo đủ 29 dưỡng chất cụ thể trong mỗi khẩu phần, từ protein, chất béo, đến sắt, canxi và nhiều chất khác. Mẹ yên tâm với sữa công thức bé đang dùng nhé.
-“Sản phẩm” đi ngoài của bé bú ngoài thường sẫm màu và có mùi hơn bé bú mẹ. Do đó, đừng lo lắng nếu nhận thấy sự khác biệt này.
Chúc bé khỏe và mẹ nhàn hơn trong việc chăm con khi đã biết cách pha sữa cho trẻ sơ sinh này!