Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các bà bầu thường rất kém, cơ thể thường dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus có hại, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cảm, sốt cao là một trong những hiện tượng sức khỏe mà bà bầu thường mắc phải nhất. Tuy vậy việc sử dùng thuốc điều trị thông thường luôn mang theo những tác động xấu đến cho sự phát triển của thai nhi gây hậu quả thai nhi bị dị tật, phát triển không toàn diện thậm chí là chết thai, sảy thai. Trong khi đó, khi người mẹ bị sốt quá cao nhưng không sử dụng thuốc hạ sốt kịp thời lại có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi bà bầu bị sốt cao nên làm gì là tốt nhất để có thể bảo vệ sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi?
Biểu hiện khi bà bầu bị sốt
Bà bầu bị cảm, sốt cũng có dấu hiệu thông thường như hắt hơi, sổ mũi, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này làm cho bà bầu cũng như người thân lo lắng. Đối với người bình thường, sốt thì chỉ cần uống vài liều thuốc là có dấu hiệu giảm. Đối với bà bầu, dùng thuốc không đúng mục đích có thể làm cho thai nhi bị dị tật. Hãy nhanh chóng biết đích xác nhiệt độ cơ thể khi sốt thì sẽ dễ dàng chọn lựa phương pháp hạ sốt hiệu quả và nhanh chóng.
Cách giúp bà bầu hạ sốt nhanh nhất
Việc đầu tiên cần làm để hạ sốt cho bà bầu an toàn là để bà bầu trong môi trường thoáng mát, thay ít y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da. Một số trường hợp bệnh nhân khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó cần phải lau mát là tốt nhất.
Lau mát hạ sốt bằng nước ấm nếu sốt 39 - 40 độ C, lau cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C.
Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu, không nên mở cửa khi có gió, nên chọn lúc không khí mát mẻ mở các cửa cho thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp chăm sóc bà bầu hạ sốt an toàn nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe do sức đề kháng ở bà bầu rất yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu bị sốt.
Uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.
Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.
Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bà bầu thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
Không nên chủ quan việc bà bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, bà bầu nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu hạ sốt cho bà bầu theo những cách trên mà không giảm hoặc giảm rồi sốt trở lại bạn nên đưa đến bác sĩ để được khám và tư vấn cách dùng thuốc an toàn cho mẹ và con.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Khi bà bầu bị sốt cao nên ăn gì để giúp cơ thể phục hồi khỏe mạnh hơn? Cần lưu ý và áp dụng ngay những thực phẩm sau cho bữa ăn hằng ngày để có thể đẩy lùi bệnh hiệu quả.
– Nên chế biến các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
– Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn luôn đa dạng các loại rau củ, trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất và khả năng đề kháng cho cơ thể. Những loại trái cây có vị chua thường hợp khẩu vị với nhiều bà bầu cũng như bổ sung lượng vitamin C cần thiết, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Đảm bảo uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít, bà bầu nên lưu ý để hấp thu đủ lượng nước cần thiết.
– Không nên quá kiêng cữ trong giai đoạn bị sốt, chế biến các món ăn thanh đạm, hạn chế dầu mỡ, cay nóng, để đảm bảo cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.
– Không nên uống nước đá để tránh nguy cơ bị viêm họng.
– Không uống nước trà bởi chất ta-nanh có trong trà sẽ khiến nhiệt độ càng tăng cao, có thể khiến não bộ rơi vào trạng thái kích thích, tăng huyết áp rất nguy hiểm cho bà bầu.
– Trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein ở bà bầu, ảnh hưởng đến thai nhi nên cần lưu ý khi ăn trong thời điểm bị sốt cao.
– Mật ong có tính nóng, nạp vào cơ thể có thể làm phản tác dụng, ảnh hưởng đến cơ thể bà bầu.
Cách phòng tránh sốt cho bà bầu
Ở giai đoạn đầu khi mang thai, các bà bầu cần lưu ý và bảo vệ sức khỏe cẩn thận để tránh khả năng bị cảm sốt ở thời điểm này. Sức khỏe người mẹ trong các thai nhi có ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành ổn định của thai nhi về sau.
Giữ ấm cơ thể, sinh hoạt trong môi trường đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, trong lành. Tránh đi đến những nơi có bất kì dịch bệnh cũng như tiếp xúc với người đang bị cảm sốt, nhiễm virus.
Đảm bảo thể trạng cơ thể luôn được khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi có bất kì vấn đề xảy ra nên tìm khám bác sĩ sản khoa ngay lập tức để được kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như giải pháp điều trị phù hợp.
Khi bà bầu bị sốt cao, không nên quá lo lắng và tự ý áp dụng các giải pháp điều trị thông thường. Cần lưu ý và tư vấn ý kiến bác sĩ cụ thể để sức khỏe bà bầu trong giai đoạn này được cải thiện tích cực.
Không thể chủ quan việc bà bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.