Trong khi người lớn khi bị tắt đường thở ở mũi thì vẫn có thể hít thở bằng miệng thì trẻ sơ sinh chỉ biết dùng duy nhất mũi để thở. Trẻ sơ sinh hoàn toàn không có khả năng loại bỏ chất nhầy qua đường miệng và lâu dần sẽ tạo thành đờm dẫn đến ngạt thở, khò khè cho bé. Thông thường, khoảng 80% trẻ sơ sinh có đờm ở cổ là hiện tượng tự nhiên do tích tụ chất nhầy lâu ngày và 20% là mắc bệnh lý tạo ra đờm do bệnh ở đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng, tổn thương cổ họng.
Thông qua phản ứng tự nhiên như hắt hơi cũng giúp trẻ một phần nào đờm ra khỏi cổ họng hoặc đào thải một ít qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, với một lượng đờm khá lớn và dày ở cổ họng sẽ khiến trẻ ngạt thở. Vì vậy, cần sự hỗ trợ của người lớn loại bỏ chướng ngại vật ở đường thở ra khỏi cơ thể trẻ càng nhanh càng tốt.
Sau đây là một số cách chữa mắc đờm ở cổ cho trẻ sơ sinh thông dụng có thể áp dụng để giúp bé dễ thở, ăn ngon ngủ ngon hơn.
1. Hút mũi và nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý chuyên dụng cho trẻ sơ sinh (0,9%) có bán tại các hiệu thuốc Tây. Mỗi bên mũi nhỏ khoảng 3 giọt để làm tan đờm cho bé. Không nên nhỏ quá nhiều khiến trẻ bị sặc. Làm sạch dụng cụ hút mũi chuyên dụng, đặt một đầu hút một bên mũi, một tay bịt chặt mũi còn lại để hút chất nhầy ra ngoài. Một ngày thực hiện 2, 3 lần tùy vào lượng đờm của trẻ.
2. Vỗ rung long đờm cho trẻ
Mỗi sáng thức dậy nên vỗ rung long đờm cho bé. Đặt bé nằm nghiêng, cúi đầu về phía trước hoặc bế vác bé sao cho thuận tiện để làm các thao tác vỗ rung đờm. Đặt tay ở phổi ngang lưng trở lên, khum bàn tay lại vỗ từ dưới lên, lưu ý vỗ nhẹ và theo từng nhịp khoảng 10-15 phút cho đến khi bé ho và nôn đờm ra ngoài.
3. Cho bé bú mẹ
Khi bé bị mắc đờm ở cổ họng không phải do tích tụ chất nhầy lâu ngày mà do bệnh lý như cảm cúm, mẹ cần cho bé bú nhiều sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng của bé.
4. Cho bé nằm nghiêng, kê gối đầu
Khò khè do đờm khiến bé chán ăn và khó ngủ, cho bé nằm nghiêng hoặc kê thêm một chiếc gối vừa phải để bé cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn khi ngủ.
5. Chưng lá hẹ, quất, đường phèn cho bé
Chỉ áp dụng cho bé sau 6 tháng tuổi. Dùng lá hẹ, quất, đường phèn chưng cách thủy cho các tinh chất thấm đều khi đờm xuất hiện dày đặc ở cổ bé. Cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày, lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.
6. Hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo
Áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi. Dùng 5 đến 10 lá diếp cá tươi giã nhuyễn, sau đó cho 1 chén nước vo gạo vào khuấy đều, đun khoảng 20 phút, để nguội và lọc lấy nước cho bé uống 2-3 lần trong một ngày, tiến hành trong vòng 3 ngày sẽ làm tan đờm.
7. Làm ẩm không khí trong phòng
Độ ẩm cao giúp không khí ẩm ướt làm mềm và loãng dịch nhầy trong cổ họng bé. Nếu bé nằm điều hòa, dùng máy tạo độ ẩm và để máy xa bé tốt nhất có thể, bé ho khan nên dùng sương ấm, bé ho ướt nên dùng sương mát. Nếu nhà không có máy điều hòa, cho bé vào phòng tắm, xả nước nóng từ vòi sen. Nước tạo hơi làm ẩm không khí, để bé trong phòng khoảng 5 phút, lưu ý không đóng kín phòng vì hơi nóng sẽ khiến oxy trong phòng cạn kiệt và bé không thở được.
8. Dùng tinh dầu
Sử dụng dầu khuynh diệp hoặc bạc hà, các loại tinh dầu thảo dược thích hợp theo ý kiến bác sĩ như bạch đàn, thông. Nhỏ vào giọt xông phòng giúp việc hít thở của bé dễ dàng hơn. Lưu ý nhỏ vài giọt vừa đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, khi nhỏ quá nhiều sẽ làm đặc không khí gây tắc nghẽn đường hô hấp của bé.
Trẻ bị mắc đờm ở cổ là một hiện tượng thông thường, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo trên để kịp thời giúp bé khai thông đường hô hấp, ăn ngon và ngủ ngon. Tuy nhiên nếu thấy tình trạng đờm ở bé kéo dài thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám Bác Sĩ.