Chắp mắt có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào trong năm gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Hãy áp dụng ngay những cách chữa chắp mắt bằng mẹo vừa đơn giản, dễ làm lại có căn cứ khoa học để chữa chắp mắt nhanh và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách chữa chắp mắt bằng mẹo tại nhà cực hay
1, Chắp mắt là gì? Nguyên nhân gây chắp mắt?
Chắp mắt về bản chất là u hạt mạn tính, hình thành do tuyến tiết bã nhờn khu vực lông mi (tuyến mebomius) bị tắc nghẽn, chất bã nhờn ứ đọng lại và gây viêm, thành các hạt u sưng đỏ ở mí mắt.
Có hai dạng chắp mắt chính là chắp mắt trong và chắp mắt ngoài:
- Chắp mắt ngoài mí dễ nhìn thấy, thưởng sưng thành cục u màu đỏ, kích thước bằng hạt đậu.
- Chắp mắt trong mi thì thường khó nhìn và nhận biết hơn, vì nó sâu, tập trung ở phần kết mạc, phải lật mi ra mới nhìn thấy những hạt u nhỏ, trong một số trường hợp bị nặng, có thể các bạn còn sẽ thấy cả phần mủ trắng của chỗ viêm chắp mắt nữa.
2, Triệu chứng khi bị chắp mắt
Chắp mắt biểu hiện bên ngoài với những triệu chứng là xuất hiện khối sưng, cản trở tầm nhìn quanh khu vực mi mắt, dần dần sưng to hơn, sau đó kết lại thành khối tròn không đau và tự khỏi sau một thời gian.
Ai cũng có thể bị chắp mắt, không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc,...Ảnh: Internet
Tuy chắp mắt không gây đau nhưng lại khiến mắt có cảm giác cộm cộm, chảy nước mắt nhiều, giảm thị lực hoặc mất hẳn thị lực trong những trường hợp nặng.
Biểu hiện bên ngoài của chắp mắt khá giống với khi bị lẹo tuy nhiên thì chắp mắt không đau trong nhiều trường hợp.
Khi bị chắp mắt phần lớn là bị ảnh hưởng tầm nhìn và thị lực ít nhiều tùy vị trí mọc.
3, Phân biệt chắp mắt và lẹo mắt
Chắp mắt và lẹo mắt thường bị nhầm lẫn với nhau, chúng đều hình thành những cục mụn u to ở mi mắt. Nhưng thực ra về bản chất chắp mắt và lẹo mắt lại hoàn toàn khác biệt.
Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp tính do bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Staphylocoque ở tuyến lông mi, sẽ mọc thành từng hạt sưng to và đau ở mí mắt khác với chắp mắt, có hình thành cục sưng nhưng không đau. Lẹo mắt cũng sẽ tự khỏi nếu biết cách chăm sóc, cơn đau lẹo mắt gây ra cũng không kéo dài quá 2-3 ngày.
Một điểm khác nhau giữa chắp mắt và lẹo mắt nữa là lẹo thì thường mọc sát ngay mi còn chắp thì sẽ ở xa vùng mi mắt hơn.
4, Chắp mắt có lây không?
Xin khẳng định là chắp mắt KHÔNG lây nhiễm, cả chắp mắt và lẹo mắt đều là các chứng sưng không lây nhiễm thường gặp ở mí mắt nên các chị em không phải lo lắng sẽ bị lây chắp mắt hoặc ảnh hưởng đến người xung quanh nhé.
5, Chắp mắt và cách điều trị
Các chị em có thể tham khảo các mẹo chữa chắp mắt bằng mẹo dưới đây:
Cách chữa chắp mắt bằng chườm nóng chỗ sưng bằng đũa cả
Các bạn có thể áp dụng mẹo chữa chắp mắt dân gian bằng cách hơ nóng đũa cả trên bếp, khi thấy đũa đã đủ nóng thì quấn quanh một miếng vải sạch rồi áp vào chỗ chắp mắt. (Quấn vải vừa đảm bảo vệ sinh lại giúp mắt không bị bỏng do nhiệt nóng đũa cả tỏa ra). Ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần áp đũa từ 5-10 lần. Nhanh là hôm sau đã khỏi, còn lâu thì chị em sẽ khỏi sau 2-3 ngày.
Chữa mẹo chắp mắt bằng xông hơi lá trầu không
Do trong lá trầu không có kháng sinh mạnh và khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh nên từ xưa ông bà ta đã áp dụng xông hơi trầu không chữa nhiều bệnh tật, trong đó có chắp mắt.
Xông hơi lá trầu không là cách chữa chắp mắt được ông cha lưu truyền từ xưa. Ảnh: Internet
Các bạn chỉ cần mua trầu không lấy 3-4 lá rửa sạch, cho lá vào nước nóng (có thể giã nát lá) rồi ghé mắt vào xông hơi nước nóng có trầu không bốc lên, đặc biệt vùng chắp mắt. Ngày thực hiện 2-3 lần sẽ thấy rất thư giãn và thoải mái, mắt có cảm giác khỏe hơn.
Tuy nhiên, các bạn phải chú ý bảo vệ mắt khi xông, tránh bị bỏng mắt.
Mách các bạn cách chữa chắp mắt bằng nước tỏi đơn giản tại nhà
Nước tỏi giúp khỏi chắp mắt nhanh chóng. Ảnh: Internet
Các bạn có thể giã nát tỏi, ép lấy nước rồi thoa nước tỏi lên vùng bị chắp mắt. Do tỏi có tính kháng khuẩn rất tốt nên sẽ giúp các bạn khỏi chắp mắt nhanh chóng và cực đơn giản. Nhưng các bạn nếu e sợ tính nóng của tỏi có thể gây bỏng da, nhất là vùng da mỏng manh quanh mắt thì có thể pha loãng rồi hãy thoa nhé.
Đắp lá ổi chữa chắp mắt dễ thực hiện
Tính kháng viêm của lá ổi sẽ giúp chữa chắp mắt trong thời gian ngắn. Ảnh: Internet
Từ xưa, đặc tính chống viêm của lá ổi đã được ông cha ta biết đến và áp dụng thành mẹo chữa chắp mắt đơn giản như sau: Lấy 2-3 lá ổi, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp mắt, để trong 15-20 phút rồi rửa sạch. Ngày đắp 2-3 lần, cứ làm hàng ngày cho đến khi khỏi chắp mắt.
Áp dụng cách chữa chắp mắt bằng miết
Có một cách chữa chắp mắt theo mẹo dân gian nữa là dùng tay miết chỗ mắt bị sưng 9 lần/ 1 nhịp rồi ngừng lại. Ngày tiến hành miết 5-6 lần đến khi khỏi thì thôi.
Tuy nhiên cách này thì tiến hành các bạn phải rửa sạch tay sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.
Có khá nhiều cách chữa chắp mắt bằng mẹo cho các bạn áp dụng thử được giới thiệu ở trên, nhưng dù thực hiện theo cách nào thì khi bị chắp mắt hay lẹo mắt, các bạn cũng đều cần chú ý những điều sau:
- Khi mọc các nốt mụn, u ở mắt thì tốt nhất không nên rửa bằng khăn mặt ở khu vực ấy, tránh va chạm cũng như nhiễm thêm vi khuẩn không tốt, các bạn lấy bông thấm nước ấm lau quanh khu vực ấy, giữ sạch hàng ngày.
- Nên lấy một miếng vải sạch, ngâm ấm sau đó chườm mí mắt trong 15 phút, thực hiện 3 lần/ngày vào sáng, chiều và trước khi đi ngủ.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý và tra thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tra thuốc không rõ nguồn gốc và tác dụng.
- Không đưa tay lên chạm tránh nhiễm trùng thêm.
- Nếu bị chắp mắt lặp lại nhiều lần chứng tỏ bạn đang tắc nghẽn tuyến nhiều lần do tiết dịch quá mức. Nên cân nhắc phẫu thuật để tránh bị nhiễm trùng, viêm lặp lại, yên tâm là phẫu thuật này khá đơn giản và không đau chút nào.
Nhìn chung chắp mắt sẽ tự khỏi và hầu như là lành tính nhưng cũng không vì thế mà chủ quan vì ung thư tại mi mắt như ung thư biểu mô tế bào đáy hay ung thư biểu mô tuyến bã có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu bạn bị chắp mắt dai dẳng, kéo dài sau hai tuần mà không khỏi, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm kỹ và cẩn thận.
Thông thường chắp mắt sẽ tự khỏi sau một tuần, sẽ nhanh hơn nếu các bạn áp dụng các cách chữa chắp mắt bằng mẹo tại nhà đơn giản cũng tuân thủ đúng các lưu ý đã nêu trong bài. Nếu sau 2 tuần vẫn không khỏi hãy thông báo với bác sĩ theo dõi để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe bản thân nhé.