Chuyện kể rằng, ngày xưa, trong khu rừng vắng vẻ có một bầy khỉ 500 con sinh sống và lập nên một quốc gia riêng. Con khỉ đầu đàn được làm Viên hầu vương, là chúa của tất cả. Trong vương quốc khỉ đó có một cây du da lớn, cành lá tỏa rợp tứ bề, rễ buông từng chùm đong đưa. Trong lòng cây đa có vị thần thiêng được gọi là Thụ thần. Cạnh gốc cây có một cái giếng sâu thẳm, nước lặng tờ, uống mát ngọt.
Một tối, một con khỉ ngó cổ nhìn xuống đáy giếng rồi hét toáng lên:
– Trăng rơi xuống giếng mất rồi. Chết mất thôi!
Cả đàn xúm lại xôn xao lo lắng. Viên hầu nói:
– Hôm nay trăng chết, rơi xuống đáy giếng rồi, chúng ta phải cùng nhau vớt trăng lên, không thể để thế gian chìm trong đêm tối được.
Con khỉ chúa ấy mới nói:
– Ta biết cách bày cho. Ta nắm lấy cành cây, các ngươi nắm lấy đuôi ta, cứ thế đứa này nắm đuôi đứa khác mà nối nhau, như cái dây thòng xuống, nghe chửa! Phải vớt trăng lên cho ta.
Lũ khỉ nghe như cởi tấm lòng, chúng hăng hái nắm đuôi nhau thành một chuỗi dài, choe chóe bảo nhau níu cho chắc, túm thật chặt. Nhưng khổ nỗi, cái giếng sâu hun hút, chúng nối mãi vẫn chưa đến nơi.
Bỗng nhiên, rắc.. rắc… rắc… rắc…, cành cây nhỏ quá không tài nào chịu nổi nên gẫy luôn. Lũ khỉ cả đàn rơi tùm xuống đáy mà chết.
500 con khỉ trong câu chuyện trên không có trí tuệ để phân biệt thực hư, tưởng hư là thực, xem ảo ảnh là chân lí, rồi cố chấp đuổi theo cái ảo vọng đó, lại còn xúi dục nhân quần nối nhau kiếm tìm ảo ảnh của chính mình, chung cuộc tự kết liễu đời mình dưới đáy giếng.
Phật gia cho rằng cõi người là cõi mê, những lợi ích “hiện thực” bày trước mắt con người kỳ thực đều là huyễn tượng. Là huyễn tượng hay không, có người tin, có người cảm thấy khó tin. Nhưng có một điều ai cũng nhận thấy là: danh vọng, tiền tài, quyền lực, tình cảm, v.v… đều không thể mang theo khi lìa đời. Nếu vì chúng mà tranh mà đấu, hao tâm tổn trí, tạo nhiều ác nghiệp, thì có khác gì bầy khỉ mò trăng đáy nước đâu?
Xã hội này không dung nạp những con người ảo tưởng, chỉ những người có tư duy thực tế mới có thể tồn tại. Vì sao ư?
Tư duy thực tế làm giảm thiểu những rủi ro phía sau
Hành động của con người thường để lại những hậu quả, tư duy thực tế có thể giúp bạn khắc phục những hậu quả đó. Điều đó thật quan trọng vì chỉ khi nhận định và xem xét những hậu quả, bạn mới có thể đặt ra kế hoạch cho chúng. Nếu đưa ra được kế hoạch cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra bạn có thể giảm thiểu những rủi ro phía sau.
Tư duy thực tế cho bạn một mục tiêu và kế hoạch
Nhiều người làm kinh doanh nhưng không có tư duy thực tế. Đây là điều tốt: họ rất lạc quan và có nhiều niềm tin cho việc kinh doanh của mình. Nhưng đây lại là điều xấu: niềm tin không phải là một chiến lược.
Tư duy thực tế tạo cảm giác an toàn
Một khi bạn đã nghĩ đến những kế hoạch tồi tệ nhất có thể xảy đến và đề ra kế hoạch dự phòng cho nó, bạn sẽ cảm thấy tự tin và an toàn hơn. Thật chắc chắn khi bạn biết rằng mình không bị bất ngờ. Thất vọng nằm ở khoảng cách giữa hy vọng và thực tế. Tư duy thực tế giúp thu nhỏ khoảng cách đó.
Tư duy thực tế đưa đến cho bạn sự tín nhiệm
Tư duy thực tế giúp mọi người tin vào người lãnh đạo và tầm nhìn của người đó. Người lãnh đạo thường xuyên bị bất ngờ vì những điều không chuẩn bị trước sẽ mất tín nhiệm từ cấp dưới. Mặc dù vậy, những nhà lãnh đạo có tư duy thực tế và biết đặt ra kế hoạch một cách chỉn chu sẽ có khả năng dẫn dắt cấp dưới của mình đến thành công. Việc làm này khiến những người cấp dưới tin tưởng vào họ hơn.
Tư duy thực tế thiết lập nền móng xây dựng vững chắc
Thomas Edison nhận thấy: "Giá trị của một ý tưởng tốt là ở việc sử dụng nó". Điểm then chốt của tư duy thực tế là nó giúp bạn làm cho một ý tưởng có thể sử dụng được bằng cách loại bỏ những yếu tố "mơ tưởng". Hầu hết những ý tưởng không thể đạt được kết quản hư mong muốn là bởi chúng dựa quá nhiều vào những gì mà chúng ta mong ước có được hơn là những gì chúng ta thực sự có được.