Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây buồn nôn khó chịu trong bụng
Thông thường cơn buồn nôn khó chịu trong bụng xuất hiện đột ngột và không có lý do cụ thể. Tuy nhiên, đa phần nó thường xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Say tàu xe khiến cho một số người khi đi du lịch bằng xe khách, xe hơi, taxi, tàu hỏa hay máy bay qua những khung đường bị xóc, tiếng ồn lớn từ động cơ cảm giác muốn buồn nôn.
Chế độ ăn uống không hợp lý thường là do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm làm cho dạ dày không thể co bóp và tiêu hóa kịp. Đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đồ cay nóng, đồ uống có gas,…
Ngộ độc thực phẩm do ăn phải đồ ăn không sạch sẽ, nhiễm bẩn, nhiễm hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật,…
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Họ thường cảm thấy khó chịu, đầy hơi và buồn nôn nhiều lần trong ngày
Tâm trạng lo lắng và căng thẳng thường do hormone adrenaline đi vào máu kích thích tim đập nhanh hơn. Đồng thời khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi và cảm thấy bồn chồn, lo lắng dẫn đến buồn nôn
Tác dụng phụ từ thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh khi sử dụng khiến người bệnh bị đau dạ dày hay gặp các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,… Do đó, trước khi uống thuốc người bệnh nên hỏi bác sĩ chính xác liều lượng dùng.
Buồn nôn khó chịu trong bụng là bệnh gì?
Bệnh về đường tiêu hóa
Người bệnh mắc chứng buồn nôn khó chịu trong bụng đa phần liên quan đến các bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể là:
- Viêm loét dạ dày là bệnh lý khiến cho người bệnh cảm thấy đầy bụng và khó tiêu. Khi ăn bất kỳ thực phẩm nào vào vết loét đều gây ra triệu chứng buồn nôn khó chịu trong bụng.
- Tắc ruột: Người bệnh mắc chứng tắc ruột thường hay gặp phải những cơn đau dữ dội và đột ngột kèm theo buồn nôn. Từ đó khiến cho thức ăn trong dạ dày bị tống ra ngoài.
- Trào ngược dạ dày thực quản là quá trình trào ngược của axit dạ dày lên miệng hay xảy ra vào ban đêm do tư thế khi nằm ngủ của người bệnh. Thức ăn thừa còn sót lại trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn khó chịu trong bụng.
Bệnh về tim mạch
Những người mắc các bệnh lý về tim mạch như đau ngực, huyết áp không ổn định, khả năng lưu thông máu đến não kém thường gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và buồn nôn.
Bệnh tiểu đường
Các chuyên gia cho rằng triệu chứng buồn nôn khó chịu trong bụng có thể là biểu hiện của một biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường tuýp 1. Khi mắc tiểu đường, cơ thể người bệnh không tạo ra đủ insulin và không tự sản xuất đường cho các tế bào đốt cháy chất béo để tạo ra nhiên liệu. Điều này làm tăng lượng ceton trong nước tiểu và máu gây ra chứng toan ceton khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn.
Chứng suy thượng thận
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra chứng suy thượng thận là bệnh Addison. Đây là loại bệnh tự miễn làm tổn thương tuyến thượng thận và hạn chế sự sản sinh hormone cortisol rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng cũng như trao đổi chất của cơ thể.
Trong khi đó biểu hiện thường thấy của triệu chứng này là buồn nôn, tiêu chảy, sụt cân nhanh, tụt huyết áp,…
Bệnh túi mật
Bệnh túi mật thường xảy ra do người bệnh ăn nhiều loại thực phẩm chứa dầu mỡ. Cơn đau xuất hiện khi các viên sỏi trong túi mật chặn ống mật. Đôi khi người bệnh còn gặp phải triệu chứng buồn nôn.
Chóng mặt buồn nôn khó chịu trong bụng phải làm thế nào?
Muốn điều trị hiệu quả chứng buồn nôn khó chịu trong bụng cần dựa vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh, như:
- Dùng thuốc chống nôn, tuy nhiên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng phụ kích thích và tăng cảm giác buồn nôn.
- Khi dạ dày bị rối loạn người bệnh nên chia bữa ăn thành nhiều lần để làm đầy. Đặc biệt ưu tiên sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa và tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế uống rượu, bia và không nằm ngay sau khi ăn.
- Việc di chuyển nhiều khiến dạ dày kích thích gây buồn nôn. Vì thế, người bệnh nên ngồi yên một chỗ và hít thở thật sâu, tránh ngửi những mùi hương nồng nặc
- Nếu tình trạng nôn quá nhiều lần trong ngày người bệnh cảm thấy mệt mỏi kèm theo một vài biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… tốt nhất nên đến ngay cơ sở gần nhất để được điều trị kịp thời.
Mẹo dân gian chữa chứng buồn nôn khó chịu trong bụng
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa buồn nôn đơn giản như sau:
Chườm nóng
Cách thực hiện: người bệnh dùng túi chườm nóng, lọ thủy tinh chứa nước ấm hoặc khăn mềm chườm lên bụng khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng này.
Massage bụng
Cách thực hiện: đặt tay lên bụng xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ rốn lan rộng các vùng xung quanh. Có thể thêm ít dầu nóng trong lòng bàn tay để tăng hiệu quả.
Xoa bóp tam tiêu
Cách thực hiện
- Bước 1: Nắm một tay lại, tay kia úp lên trên trước tiên xoa ở vùng bụng dưới rồi đến bụng trên. Mỗi vị trí thực hiện 10 – 20 lần theo chiều kim đồng hồ rồi đổi chiều.
- Bước 2: Tiếp đó vuốt từ xương sườn dưới đến mỏm xương ức mỗi bên 5 lần. Xoa vùng thượng vị bằng cách xòe một bàn tay áp lên ngực, tay kia chồng lên, thực hiện 10 – 20 lần thì đổi chiều.
- Bước 3: Cuối cùng khép hờ tay, vuốt từ hạ tiêu lên thượng tiêu từ 5 – 10 lần.
Khó chịu trong bụng và buồn nôn nên ăn gì?
Khi cơ thể cảm thấy buồn nôn khó chịu trong bụng, người bệnh nên bổ sung thêm một số những loại thực phẩm xanh để hỗ trợ giảm thiểu tình trạng này:
- Chuối là một trong những loại trái cây bổ dưỡng giúp đẩy các chất hóa học gây buồn nôn ra ngoài cơ thể. Đồng thời bổ sung năng lượng sau khi nôn một cách nhanh chóng
- Gừng không chỉ có công dụng chống lão hóa mà còn giúp giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả
- Người bệnh có thể ngậm kẹo bạc hà mỗi khi di chuyển bằng các phương tiện như tàu hỏa, xe khách, taxi,… để cảm thấy dễ chịu hơn và phòng tránh triệu chứng buồn nôn.
- Uống nhiều nước lọc giúp cơ thể cảm thấy thoải mái từ đó tránh được những cơn đau đầu kèm theo dấu hiệu buồn nôn
- Ăn bánh quy hay bánh mì nướng có chứa nhiều tinh bột giúp hấp thu axit dạ dày và hạn chế tình trạng buồn nôn tốt hơn
- Khi bị say xe tàu người bệnh nên lấy vỏ bưởi hoặc vỏ cam để lên mũi hít giữ một lúc để giảm cảm giác muốn buồn nôn.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về triệu chứng buồn nôn khó chịu trong bụng. Qua đó người bệnh có thể tham khảo và thăm khám bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.