Nguyên nhân xuất hiện mụn trên trán
Thông thường mụn sẽ xuất hiện rải rác hoặc khắp các vùng như hai má, cằm, trán hay mũi... Nếu mụn chỉ tập trung ở một vùng duy nhất thì nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ đến là do các vấn đề về sức khỏe.
Với mụn trán là biểu hiện của sự mất cân bằng hormone (thời kỳ kinh nguyệt, mang thai...). Đặc biệt là do gan tích tụ quá nhiều độc tố, sự rối loạn trong hệ tiêu hóa.
Đầu tiên phải kể đến là do vùng da ở trán không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên phải tiếp xúc với mũ vải, mũ bảo hiểm... Đây chính là điều kiện để bụi bẩn, bã nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi.
Nguyên nhân thứ hai rất nhiều người mắc phải, đó là để tóc mái. Việc để tóc mái không chỉ khiến vùng da trán thường xuyên bị cọ xát. Bụi bẩn vương trên tóc sẽ lây lan sang da. Mà còn khiến một số sản phẩm chăm sóc tóc gây mụn khi tiếp xúc với da.
Một nguyên nhân nữa đó là do dị ứng mỹ phẩm. Khi bạn sử dụng sản phẩm không an toàn, rõ nguồn gốc làn da sẽ phản ứng lại nổi các vùng mụn li ti không nhân. Tuy nhiên, với trường hợp này thì thường cả khuôn mặt nhất là trán và hai bên má đều bị.
Cách để trị mụn trên trán
- Tuyệt đối không sờ nặn mụn, bởi việc làm này chỉ khiến mụn càng thêm sưng tấy, thậm chí còn để lại sẹo và vết thâm trên da.
- Rửa mặt đúng cách: Bạn nên chọn sử dụng sữa rửa mặt trung tính được chiết xuất từ thiên nhiên (để hạn chế thành phần hoá học sẽ gây hại cho da). Bởi lúc này, mụn rất dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối ấm để giảm sưng tấy, đồng thời ức chế và hỗ trợ trị mụn ở trán hiệu quả.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: Đi ngủ trước 10 giờ tối để làn da có đủ thời gian phục hồi vào ban đêm.
- Hạn chế căng thẳng: Luôn giữ đầu óc thoải mái, tỉnh táo, tránh căng thẳng hay lo lắng để những nốt mụn dần dần biến mất trên trán.