Phụ Nữ Sức Khỏe

Biến thể phụ BA.2.75 của Omicron có thực sự đáng lo ngại?

Một biến thể phụ mới nổi của Omicron, BA.2.75, có biệt danh là “Centaurus - Nhân mã” đang là lý do tạo ra các các “làn sóng” lo lắng trên mạng xã hội toàn cầu.

Mặc dù đến nay, theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế, biến thể phụ này chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nguy cơ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Dư luận trong nước cũng không tránh khỏi những lo lắng và hoang mang. Tại sao biến thể mới lại mang biệt danh có tính thiên văn (Nhân mã), chúng ta đã biết gì về biến thể phụ này, và nó có thực sự là nguyên nhân gây lo lắng không?

Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện vào thời điểm đầu năm 2020, thế giới chỉ biết có một biến thể của virus SARS-CoV-2 kiểu hoang dã. Tại thời điểm đó không ai hình dung được đại dịch Covid-19 sẽ xảy ra những gì và virus SARS-CoV-2 sẽ biến chủng ra sao.

Thời gian sau đó, khi các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, từ đặc điểm của biến thể mà các nhà khoa học quan tâm hoặc lo lắng, thậm chí quan ngại có thể có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, vì vậy ban đầu họ đặt biệt danh cho biến thể của SARS-CoV-2 theo những tính chất như vậy. Các biến thể có biệt danh “Biến thể đáng quan tâm” (Variant of interest – VOI), “Biến thể đáng lo lắng” (Variant of concern – VOC), “Biến thể có  hâụ quả nghiêm trọng” (Variant of High Consequence -VOHC)…đã xuất hiện theo cách như vậy. Có thời điểm các nhà khoa học đã đặt tên các biến thể của SARS-CoV-2 theo địa điểm lần đầu nó xuất hiện, như biến thể Kent (một hạt Đông Nam nước Anh), biến thể Nam Phi, biến thể Ấn Độ, biến thể Brazil…

Sang đến năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nỗ lực thay đổi cách đặt tên. Tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 được đặt theo bảng chữ cái Hy Lạp, trong nỗ lực nhằm hạn chế phân biệt chủng tộc và bài ngoại (tổng thống Mỹ Donal Trump đã từng gọi chủng virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 là virus Trung Quốc (China virus) do lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc và gây ra rất nhiều tranh cãi). Theo đó, “Biến thể Kent” được đặt tên lại là “Biến thể Alpha”, “Biến thể Nam Phi” được gọi lại là “Biến thể Beta”, “Biến thể Ấn Độ” có tên mới là “Biến thể Delta”, “Biến thể Brazil” trở thành “Biến thể Gamma” v.v…

Ngày 22/11/2021 tại một phòng xét nghiệm ở Botswana, Nam Phi một “hậu duệ” nữa của virus SARS-CoV-2, khác với các biến thể trước đó, lần đầu tiên được phát hiện và đặt tên là Omicron. Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 7/2022), biến thể này đã thống trị ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Và trong những tháng gần đây các biến thể phụ của biến thể Omicron liên tục xuất hiện, gây lo ngại cho cộng đồng thế giới.

Một trong số đó, được giới chuyên môn đặt tên là BA.2.75. Trên mạng xã hội biến thể BA.2.75 được đặt biệt danh là Centaurus  (Nhân Mã). Việc đặt tên này làm cho nhiều người nghĩ rằng có thể một biến thể mới giống như Alpha, Beta, Delta có thể đã xuất hiện và lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, biến thể phụ này lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 5/2022 và được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể phụ Omicron khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa chỉ định BA.2.75 là một biến thể đáng quan tâm theo đúng nghĩa cuả nó.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã chỉ định nó là một “biến thể đang được theo dõi” vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 vì nó đã được phát hiện ở các nước Châu Âu bao gồm cả Vương quốc Anh và Đức.  Tiến sỹ Spyros Lytras, một nhà nghiên cứu  về virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học Glasgow, nói với Medical News Today: “Tôi đồng ý với cách tiếp cận hiện tại của WHO về việc không vội chỉ định đặt tên bất kỳ biến thể phụ mới nào của biến thể  Omicron là “Biến thể đáng quan tâm”. Sự xuất hiện của Omicron là một sự kiện rất quan trọng trong quá trình tiến hóa của virus cũng như sự tiến triển của đại dịch. Như vậy, nếu chúng ta đặt tên cho mọi biến phụ Omicron bằng một chữ cái mới trong tiếng Hy Lạp, sẽ làm cho có những suy nghĩ sai lệch về tầm quan trọng của Omicron ở thời điểm hiện tại”.

Theo TS.BS. Lê Kiến Ngãi - Khoa Dự Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn- BV Nhi T..Ư/Kinh Tế và Đô Thị

Tin liên quan

COVID-19 có thể làm suy giảm chức năng não

Kết quả một nghiên cứu quy mô lớn được công bố hôm nay (18/8) cho thấy, 2 năm sau khi...

6 điều cần biết về thuốc kháng sinh

Kể từ khi ra đời, thuốc kháng sinh đã nổi lên như một trong những nhóm thuốc quan trọng nhất....

WHO cảnh báo virus đậu mùa khỉ đột biến nguy hiểm

Khi virus vượt qua hàng rào loài, nó thường làm dấy lên lo ngại rằng có thể đột biến theo...

Chân nở hoa như súp lơ, 'thủ phạm' từ loài virus quen thuộc, ẩn cả ở mặt sàn nhà

Mụn cóc do virus HPV gây ra, chúng có thể mọc ở tay, chân và các cơ quan khác trong...

Tọa đàm trực tuyến: “Khắc phục triệu chứng hậu Covid theo quan điểm Đông y”

Sáng nay, ngày 18/8/2022 trang Phụ nữ sức khỏe - Chuyên trang của Tạp chí Gia đình Việt Nam...

13 triệu chứng 'báo động đỏ' bệnh ung thư, bạn nhất định phải lưu ý

Việc phát hiện ra bệnh ung thư ở giai đoạn đầu có thể làm tăng cơ hội hồi phục và...

Trẻ mắc cúm, khi nào nên đưa đi bệnh viện?

Trẻ bị cúm, nếu xuất hiện một trong số các dấu hiệu như: sốt cao li bì, khó đánh thức,...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

23 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

23 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

23 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 22 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 22 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày 13 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 13 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 14 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình