1. Chuột rút là gì?
Chuột rút xảy ra là hiện tượng co thắt không kiểm soát. Tình trạng này thường xuất hiện ở các cơ, đặc biệt là cơ bắp chân, đùi hoặc bàn chân. Đối với những trường hợp bị chuột rút đều cần thả lỏng cơ thể, để lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn. Điều này sẽ giúp giảm bớt các hiện tượng cơ bắp bị chuột rút hơn.
Tình trạng chuột rút xảy ra còn có một số phương pháp điều trị và phòng ngừa khác có thể được áp dụng bổ sung. Nếu chân của bạn thường xuyên bị chuột rút, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chẩn đoán đầy đủ cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bị chuột rút xảy ra ở cơ bắp chân vào ban đêm là hiện tượng phổ biến. Khi các cơ căng lên, điều này gây khó chịu và cực kỳ đau đớn đối với vùng cơ bị chuột rút.
Các vấn đề xảy ra khi bị chuột rút vào ban đêm như: Bị gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ không yên. Ảnh hưởng đến giấc ngủ nên người bị chuột rút thường cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Nhiều người nhầm lẫn chuột rút chân về đêm với hội chứng chân bồn chồn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuột rút về đêm xảy ra do thiếu hụt khoáng chất. Tuy nhiên, chưa có một kết luận chính xác nào về thông tin này.
Nhầm lẫn chuột rút chân về đêm với hội chứng chân bồn chồn - Ảnh Internet
Nhưng đối với các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung khoáng chất như: canxi, magie, vitamin B12,... không làm giảm chứng chuột rút chân vào ban đêm ở hầu hết các cá thể tiến hành nghiên cứu.
2. Nguyên nhân chuột rút chân vào ban đêm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút ban đêm ở con người. Trong đó có các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chuột rút chân vào ban đêm như:
- Mệt mỏi cơ bắp: Đây là nguyên nhân chính khiến chứng chuột rút chân diễn ra. Đối với các vận động viên có nhiều khả năng bị chuột rút chân sau khi tập luyện. Việc tập luyện quá sức trong thời gian dài ban ngày còn khiến một số người gặp phải tình trạng chuột rút chân nặng hơn về ban đêm.
- Không thường xuyên hoạt động thể chất: Chuột rút chân xảy ra do các cơ bắp không được co giãn. Do đó việc không thường xuyên hoạt động thể chất là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị chứng chuột rút vào ban đêm. Ngoài ra, đối với người ít tập thể dục, các cơ ngắn hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút hoặc co thắt.
- Thói quen ngồi hoặc nằm một tư thế: Nếu giữ thói quen ngồi một tư thế liên tục trong thời gian dài mà không vận động, di chuyển sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến chân. Tình trạng này cũng gây ra hiện tượng chuột rút chân.
Ngồi một tư thế liên tục trong thời gian dài mà không vận động, di chuyển sẽ làm hạn chế lưu lượng máu đến chân gây ra tình trạng chuột rút chân - Ảnh Internet
- Do tuổi tác: Người lớn tuổi có thể dễ bị chuột rút vào ban đêm hơn.
- Do thay đổi hormone hoặc nhu cầu dinh dưỡng: Hiện tượng chuột rút vào ban đêm thường xảy ra với phụ nữ mang thai.
- Mắc các bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến người bệnh có nguy cơ bị chuột rút chân cao hơn như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bị rối loạn khi sử dụng rượu, bị suy gan, suy thận, suy giáp,...
3. Biện pháp xử lý khi bị chuột rút chân
Nếu thường xuyên bị chuột rút chân vào ban đêm, bạn cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể để giảm các mức độ của chuột rút.
Ngoài ra, có một số biện pháp có thể khắc phục tại nhà tình trạng chuột rút chân vào ban đêm như:
- Duỗi chân nhẹ nhàng.
- Sử dụng tay để massage vùng bị chuột rút.
- Sử dụng con lăn bọt để xoa bóp chân.
- Không co chân hay uốn cong để giúp kéo dài cơ chân.
Sử dụng tay để massage vùng bị chuột rút - Ảnh Internet
- Có thể chườm bằng túi hoặc khăn ấm lên vùng bị chuột rút.
Lưu ý: Đối với những trường hợp thường xuyên bị chuột rút chân vào ban đêm, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh để nhận điều trị phù hợp và kịp thời.
Muốn tình trạng chuột rút chân giảm bớt bạn nên:
- Thường xuyên tập thể dục để lưu thông khí huyết.
- Vận động các cơ bắp nhẹ nhàng, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nên thường xuyên vận động như đi bộ, xoa bóp cơ bắp, co duỗi, xoay cổ tay, cổ chân.
- Không nên tắm nước quá lạnh đặc biệt là tắm ở biển hoặc bể bơi nước lạnh.
- Ăn nhiều các loại rau xanh, bổ sung các loại quả như: chuối, nho, mơ, cam,...
- Nếu mắc các bệnh lý mạn tính thì cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.