Phụ Nữ Sức Khỏe

Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp nhiệt đới, gió giật cấp 8 và có khả năng mạnh thêm

Theo dự báo, đêm nay vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới có khả năng đi vào khu vực phía Đông vùng biển Bắc Biển Đông. Sau đó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thêm.

Tin áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (13/7), vùng áp thấp ở vùng biển phía Đông khu vực miền Trung Philippine đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Hôm nay (14/7), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng biển phía Đông đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, có khả năng mạnh thêm. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 2-3m.

Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới chuẩn bị vào biển Đông, có thể mạnh thêm.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nhiệt đới phân tích trên kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam nên ngày và đêm 14/7, ở khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển huyện đảo Trường Sa), vùng biển phía Đông của khu vực Bắc và Giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.

Ngày và đêm 15/7, ở vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển 2-4m; biển động mạnh.

Có khoảng 2-3 cơn áp thấp nhiệt đới/bão trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8

Dự báo áp thấp của cơ quan khí tượng cho biết, có khoảng 2-3 cơn áp thấp nhiệt đới/bão hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8, trong đó khoảng 15-20/7, khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông, nên đề phòng gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân.

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Áp thấp nhiệt đới là tên gọi một hiện tượng thời tiết phức hợp diễn ra trên diện rộng trên biển hoặc đất liền khi có hiện tượng gió xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng chưa đủ mạnh để gọi là bão nhiệt đới.

Sự hình thành của áp thấp nhiệt đới đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi bão: Áp thấp thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy một cơn bão đang tràn qua đại dương nhiệt đới. Hàng chục áp thấp nhiệt đới hình thành mỗi mùa bão. Mặc dù không mạnh như bão nhiệt đới hoặc cuồng phong, nhưng chúng có thể mang lại lượng mưa lớn, giông bão và lũ lụt tàn khốc.

Điều kiện hình thành áp thấp nhiệt đới

Các yếu tố để hình thành nên áp thấp nhiệt đới bao gồm: khí áp, nhiệt độ, hơi nước, gió… Những điều kiện này trên bề mặt khí quyển vì vậy áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện ở những vùng khí hậu nóng, đại dương hay trên vùng biển nhiệt đới.

Quá trình hình thành áp thấp nhiệt đới khi một vùng không khí nóng lên các vùng lân cận. Khí áp sẽ bị giảm kéo theo sự hút gió từ các phía có khí áp cao hơn và tạo ra hơi nước.

Do tác động của lực lệch hướng do Trái Đất tự quay khiến cho hướng gió hút vào vùng tâm áp thấp tạo thành vùng gió xoáy. Ở khu vực bán cầu Bắc, hướng gió lệch về bên phải tạo thành xoáy nghịch nhiệt đới. Tại bán cầu Nam thì lực lệch hướng làm cho hướng gió lệch sang bên trái so với hướng chuyển động. Quá trình này tạo thành vùng xoáy thuận nhiệt đới. Ở hai bán cầu sự thay đổi hai hướng gió ngược chiều đã hình nên các nhiễu động điện khi ở các vùng khí hậu ôn đới, tạo thành áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam thường diễn ra khi nào?

Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão ở Tây Bắc – Thái Bình Dương. Mùa mưa bão nước ta thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 tại miền Bắc, tháng 9-12 ở miền Trung. Trong đó, các thời gian tháng 9, 10, 11 là thường hay xảy ra nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm Việt Nam có từ 4 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển.

Khi chưa hình thành bão, tốc độ gió dưới 63km/h thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên áp thấp nhiệt đới cũng có thể mạnh lên thành bão, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên có thể hình thành bão.

Áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng thế nào đến đời sống?

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên có thể hình thành bão. Những cơn bão có sức gió giật mạnh, kèm theo mưa, dông lốc gây thiệt hại về người và tài sản, trì trệ hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống.

Áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông có thể gây ra các hiện tượng gió mạnh, kèm theo sóng lớn, mưa dông, tập trung gây lũ lụt cho những vùng mà áp thấp đi qua.

Những vùng áp thấp chưa mạnh do tốc độ gió còn ở mức trung bình sẽ chủ yếu gây hậu quả mưa lớn, đổ bộ vào bờ biển. Đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến các thuyền đánh cá của ngư dân. Các tàu nhỏ thì ảnh hưởng của áp thấp là rất đáng kể.

Vì vậy, những người đi tàu biển phải trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, đồ cứu hộ để dễ dàng theo dõi thời tiết cũng như kịp thời thông báo tìm cách ứng phó.

Khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới 

Áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới là những cụm từ khá quen thuộc với người dân nước ta, vì đây là những hiện tượng thiên nhiên thường xuyên xảy ra hàng năm. Tuy nhiên, 2 loại hình thời tiết này khiến nhiều người nhầm do đặc điểm của chúng khá giống nhau khi vào đất liền.

Bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy hình thành trên vùng biển nhiệt đới, đường kính có thể lên tới hàng trăm kilômét.

Áp thấp nhiệt đới hình thành khi một vùng áp thấp kèm theo giông bão tạo ra luồng gió tròn với sức gió duy trì tối đa dưới 39 dặm/giờ.

Việc nâng cấp thành bão nhiệt đới xảy ra khi hoàn lưu xoáy thuận trở nên có tổ chức hơn và sức gió duy trì tối đa trong khoảng 39 dặm/giờ đến 73 dặm/giờ.

Như vậy, sự khác nhau lớn nhất giữa bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới là cấp gió. Theo định nghĩa quốc tế:

Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 (từ 10,8 – 17,2m/s) được gọi là áp thấp nhiệt đới.

Gió giật hơn cấp 8 (> 64 km/h) gọi là bão nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới gây hậu quả nặng nề

Mặc dù áp thấp nhiệt đới có thể được dự đoán trước khi chúng di chuyển vào bờ, nhưng chúng vẫn gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho cả người và tài sản của con người.

Thiệt hại về người: Áp thấp nhiệt đới gây gió giật mạnh kèm mưa lớn, lốc xoáy có thể gây lũ lụt, đe dọa tính mạng con người. Nhất là đối với người sống trên biển, gần biển, đánh bắt xa bờ… Nhiều loại mầm bệnh theo nước lũ ra môi trường có thể ảnh hưởng sức khỏe con người.

Thiệt hại về tài sản: Mưa dông xảy ra khi áp thấp nhiệt đới di chuyển vào gần bờ có thể làm hư hỏng đồ dùng điện tử, nhà cửa, tàu thuyền, gia súc gia cầm...

Ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp: Nước biển dâng làm ngập lụt ven biển, nhiễm mặn đồng ruộng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp hoặc nuôi thủy sản.

Ô nhiễm môi trường: Nước lũ dâng kèm rác thải, xác động vật tràn ra môi trường có thể lây lan bệnh truyền nhiễm từ môi trường.

Thiếu nước sạch sinh hoạt và lương thực.

Khi có áp thấp nhiệt đới cần làm gì?

Cần theo dõi thường xuyên bản tin dự báo thời tiết áp thấp nhiệt đới của cơ quan khí tượng.

Cần buộc, chèn các đồ vật ngoài trời.

Có biện pháp phòng tránh cây to bị đổ và khả năng mất điện.

Chuẩn bị phương án di chuyển khi mưa to gây lũ lụt cục bộ.

Không nên đi bộ hoặc lái xe qua những con đường ngập nước.

Tránh bơi lội ở các bãi biển, vì gió của áp thấp nhiệt đới có thể gây nguy hiểm.

Theo L.Vũ (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Đi cắt cỏ với bà, 2 cháu bé đuối nước thương tâm

Sau khi phát hiện đuối nước, mặc dù đã được người lớn kéo lên bờ và đưa đi bệnh...

Hà Nội: Cháy dưới gầm cầu vượt Trịnh Văn Bô, 2 ô tô và 3 xe máy bị hư hại

Theo cảnh sát, nguyên nhân sơ bộ có thể do trong quá trình hàn, cắt, đã gây cháy bãi...

Xe khách chở 36 người bốc cháy dữ dội trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Đang lưu thông trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, xe khách giường nằm bất ngờ bốc cháy dữ...

Vùng áp thấp xuất hiện ngoài khơi Philippines, Biển Đông có thể đón bão

Một vùng áp thấp vừa hình thành ngoài khơi Philippines, dự báo có thể đi vào Biển Đông trong...

Dùng búa sát hại hàng xóm dã man do tranh chấp đất đai

Do có mâu thuẫn về tranh chấp đất đai từ trước, Tẩn Yêu Hò (SN 1960, ở bản Sèng Lảng,...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Trưa nắng gắt, chiều mưa dông dồn dập

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, sau chuỗi ngày nắng nóng tiếp diễn thời tiết...

Bắt nhóm cạy cửa nhà dân để trộm

Công an Tây Ninh triệt xóa một nhóm chuyên cạy cửa nhà dân rồi đột nhập trộm cắp tài sản.

Tin mới nhất

Ghé nhà bạn chồng chơi, nửa đêm thấy con cô ấy đứng ở ban công làm hành động lạ

21 giờ trước

Cháu đi 300 cây số về quê nghỉ lễ, bà nội chỉ cho ăn đồ thừa, nhìn mâm cơm tôi...

21 giờ trước

Về quê ăn lễ nắng nóng 40 độ nhưng bà nội không cho cháu bật điều hoà, tôi cảm ơn...

21 giờ trước

Trở lại thành phố sau kì nghỉ lễ, chồng khăng khăng đòi đưa con 10 tháng tuổi đi xe máy...

23 giờ trước

Làm giúp việc 15 năm, sau khi bà chủ qua đời tôi bất ngờ có tên trong di chúc kèm...

23 giờ trước

Hết lễ đưa con gái về lại phố, tôi choáng váng khi thấy trong cặp sách con một xấp tiền...

23 giờ trước

Chồng đi làm về giữa đêm phát hiện vợ nằm ngủ còn con mất tích, đứa trẻ ở nơi không...

1 ngày 12 giờ trước

Bà nội trông cháu lương 10 triệu/tháng, thấy con béo tốt từng ngày tôi vội vã nói bà về quê,...

1 ngày 12 giờ trước

Dự định đưa con về ngoại dịp nghỉ lễ, chồng nói một câu khiến tôi hối hận chỉ muốn ly...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình