Hạt vừng đen chứa khoảng 40 – 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, can xi oxalat. Dầu vừng chứa nhiều calo, a xít béo omega 3 và omega 6… có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Vừng đen và vừng trắng đều tốt cho sức khỏe, nhưng đông y khuyến cáo nên dùng vừng đen vì đây được xem như một vị thuốc.
Vừng đen có tác dụng hữu hiệu đối với các vấn đề về tiêu hóa như nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu. Chọn vừng tươi ngon tại nơi bán đáng tin cậy, về nhặt sạch rồi đãi qua với nước. Để ráo rồi cho vào chảo rang chín. Khi hạt vừng phồng lên và nổ lách tách nghĩa là đã chín, lưu ý không để lửa lớn để tránh vừng bị cháy. Đem xay nhuyễn rồi trữ trong hũ sạch để chế biến thành nhiều món ngon.
Cách thông dụng nhất là nấu chè vừng đen (còn gọi là chí mà phù). Vừng đã chín và xay nhuyễn hòa với một ít nước lọc cùng với bột sắn dây hoặc bột nếp, cho lên bếp đun sôi, thêm một ít đường rồi nhấc xuống. Món này trị táo bón hiệu quả, có thể ăn một chén trước khi đi ngủ mỗi ngày. Người Nam bộ thường cho thêm nước dừa hoặc sữa vào cũng rất ngon.
Đối với người lớn tuổi thì cho bột vừng đã xay nấu cùng với khoai mỡ hoặc với gạo tẻ thành món cháo dùng mỗi ngày đều rất tốt. Những người trẻ nếu không có thời gian thì có thể trộn hạt vừng đen đã rang với đậu phộng giã nhuyễn cùng một ít muối, tiêu, thành loại gia vị ăn cùng cơm hoặc xôi mỗi ngày.
Vừng đen còn giúp tiêu hủy các loại giun sán trong đường ruột, do đó nên trữ loại thực phẩmnày trong gian bếp.
Trị táo bón
Vừng đen bổ thận, sinh tân dịch vừa làm trợ nhuận do bổ âm vừa có chất dầu, chính vì thế trị báo bón cả gốc lẫn ngọn.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị táo bón có thể dùng bài thuốc tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Có thể luộc lá dâu non rồi chấm với vừng.
Bài thuốc có cả 2 thành phần đều bổ âm sinh tân dịch. Chất dầu của vừng làm phân trơn nhuận, tăng tiết mật, lá dâu làm kích thích nhu động ruột làm phân không đóng tảng.
Tác dụng rất tốt, hiệu quả nhuận tràng êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận tràng kích thích.
Làm giảm cholesterol máu, phòng chống các bệnh tim mạch
Vừng còn có chứa 2 loại chất xơ đặc biệt là sesamin và sesamolin thuộc nhóm lignan. Hai chất xơ này đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm cholesterol ở người, ngăn ngừa huyết áp cao và kích thích giảm cân.
Hạt vừng còn có chứa phytosterol một loại hợp chất có cấu trúc hóa học tương tự cholesterol với hàm lượng 400 – 413 mg/100 g, nên có khả năng làm giảm cholesterol trong máu.
Hàm lượng magie cao trong hạt vừng cũng giúp làm giảm và ổn định huyết áp, ngăn chặn những cơn đau tim, đột quỵ. Chỉ với 1/4 chén vừng (36g hạt vừng) cung cấp tới 31,6 % nhu cầu magie hằng ngày.
Chữa bỏng
Bạn có thể dùng dầu vừng hoặc nhai vừng đen, đắp vào vùng da bị bỏng, da non sẽ nhanh chóng lên.
Chữa trúng nắng, ngất xỉu
Dùng 40g vừng đen đem sao cháy rồi để nguội, tán thành bột hòa với nước uống, mỗi ngày dùng 12g.
Chữa thương hàn, vàng da
Dùng phần hạt vừng đen còn tươi, giã nát, éo lấy nước cho đủ một tách trà dầu, thêm vào 1 cái lòng trắng trứng và nửa tách trà nước, khuấy đều, uống hết trong 1 lần.