Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sỹ bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn cách phòng tránh căn bệnh nguy cơ tử vong 40% nhưng chưa có vắc xin phòng bệnh

Hiện nay, bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì thế biện pháp phòng bệnh hiệu quả luôn là điều ai cũng nên biết.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết ngày 28/8, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân P.T.S. nữ (49 tuổi, ở Bắc Kạn) được bệnh viện tỉnh chuyển đến trong tình trạng sốt cao liên tục. 

Một tuần trước vào viện, bệnh nhân xuất hiện nhọt ở cánh mũi và có dấu hiệu hoại tử lan rộng, đồng thời xuất hiện thêm ổ áp-xe ở khớp cổ chân phải.

Tại tuyến dưới, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do tụ cầu trên nền bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và được điều trị kháng sinh rocephin, vancomycin, metronidazol nhưng không đỡ và được chuyển đến Trung tâm bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. 

Tại đây, dựa vào các dấu hiệu bệnh cảnh lâm sàng và kinh nghiệm nghề nghiệp, các bác sĩ đã cho cấy mủ để tìm nguyên nhân.

Sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhân whitmore tổn thương cánh mũi đã được xuất viện trong niềm vui của gia đình và các thầy thuốc. Ảnh: BVCC

Đúng theo dự đoán, kết quả nuôi cấy mủ từ vết thương sau 3 ngày cho kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, hay gọi là bệnh Whitmore. “Khi đó chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng”, BS Cường nói.

Với trường hợp này, trong giai đoạn tấn công, bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệu truyền tĩnh mạch liều cao. 

Đồng thời được hội chẩn với nhiều chuyên khoa trong bệnh viện như Nội tiết - Đái tháo đường, Tai mũi họng, Cơ xương khớp, Vi Sinh,… để theo dõi, phối hợp điều trị bệnh nền và giải quyết các tổn thương tại chỗ, đặc biệt là chăm sóc vết thương hàng ngày để bảo tồn cánh mũi. 

Sau 1 tuần điều trị, các dấu hiệu của bệnh đã bắt đầu thuyên giảm: sốt giảm dần, cánh mũi se lại, không còn chảy mủ. 

3 tuần sau, bệnh nhân cắt sốt, toàn trạng ổn định, ăn ngon miệng, tổn thương ở cánh mũi đã được hồi phục hoàn toàn. Khi các chỉ số xét nghiệm trở về bình thường, ngày 19/9 bệnh nhân được xuất viện, điều trị ngoại trú trong niềm vui của gia đình và các thầy thuốc. 

PGS. Cường khẳng định: "Tuy là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhưng nay đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế người dân không nên quá hoang mang”. 

Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị bệnh Whitmore cũng không hề đơn giản. Theo PGS. Cường, bệnh nhân phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, co-trimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch chia 3 lần), kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. 

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc.

Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore còn cao, lên tới 40%. 

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai đã có kế hoạch tổ chức các đợt tập huấn cho các bác sĩ tuyến dưới để tăng cường sàng lọc, phát hiện chẩn đoán và điều trị sớm ca bệnh. 

Điều trị tốn kém, trong khi đó bệnh whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh. 

"Cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp vệ sinh cá nhân, tăng cường phương tiện phòng hộ lao động, tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với bùn đất, nước nhiễm bẩn. 

Xử lý tốt các vết thương ngoài da nếu bị trầy xước, nhiễm trùng và nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời", PGS. Duy Cường khuyến cáo. 

Thu Hà

Tin liên quan

Hoang mang bệnh Whitmore “ăn thịt người” tái xuất ở nhiều địa phương

Liên tục nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên… đều đã xuất hiện...

Chuyên gia 15 năm nghiên cứu về bệnh Whitmore: Không có chuyện “vi khuẩn ăn thịt người”, “ăn cánh mũi”...

Thời gian gần đây, dư luận vô cùng hoang mang về “vi khuẩn ăn thịt người” và “vi khuẩn ăn...

Bộ Y tế chính thức lên tiếng về vi khuẩn "ăn thịt người"

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã lên tiếng về căn bệnh Whitmore "vi khuẩn ăn thịt người"...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...

Vì sao con người lùn đi khi về già?

Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

7 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

7 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

7 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

7 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

7 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

7 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

22 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

22 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình