Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn quả bầu: Tốt cho cả mẹ và bé nhờ những công dụng bất ngờ này

Bầu là một loại rau củ quả dễ mua, rẻ tiền, gia đình nào cũng có thể sử dụng làm thực phẩm hàng ngày. Vậy bà bầu ăn quả bầu có tốt không?

Quả bầu cung cấp dinh dưỡng gì cho cơ thể?

Cây bầu còn được gọi là bầu nậm, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả bầu có vỏ màu xanh lá cây và ruột trắng, là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bầu là loại rau ăn có giá trị dinh dưỡng cao, mát, ngọt và thông dụng trong mùa hè. Đặc biệt quả bầu còn giúp phòng chữa các bệnh khi thời tiết nóng bức, ẩm thấp như: Mụn nhọt ngoài da, ho sốt, táo bón…

ba bau an qua bau co tot khong 6
Bầu là loại rau ăn có giá trị dinh dưỡng cao - Ảnh minh họa: Internet

Bầu chứa protein; carbohydrate, chất xơ; các khoáng chất như: Canxi, sắt, photpho, kali, natri; đồng, magie, kẽm, selen; vitamin: A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, biotin, K, P, carotene,...

Thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, trừ độc, mát máu, chữa đái dắt, tiêu sỏi, trừ thủy thũng phù nề, mụn nhọt, tiêu khát (đái tháo đường), tiêu các loại viêm nhiệt ở phổi gây ho, tiêu chảy, tắc mật gây vàng da, tinh hoàn sưng đau...

Lá vị ngọt, tính bình; hoa và tua cuốn có tác dụng tắm cho trẻ ngừa bệnh ngoài da (rôm sảy, sởi, mụn nhọt...). Hạt chữa răng đau lung lay, tụt lợi.

Một số công dụng cụ thể của quả bầu đối với sức khỏe

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Quả bầu không chứa cholesterol đồng thời là nguồn phong phú vitamin C cũng như các chất chống oxy hóa khác, quả bầu được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

ba bau an qua bau co tot khong 5
Quả bầu không chứa cholesterol - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, chất xơ hòa tan có trong quả bầu có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và giữ cho trái tim khỏe mạnh.

2. Giảm căng thẳng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bầu chứa hàm lượng nước cao nên khi bạn thường xuyên tiêu thụ các món ăn hoặc nước ép từ bầu sẽ giúp làm thanh mát cơ thể, nhờ thế có thể giúp giảm căng thẳng.

3. Trị rối loạn tiết niệu

Nước ép quả bầu có tính kiềm, giúp trung hòa nồng độ axit trong nước tiểu, có tác dụng lợi tiểu nên khi uống sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiết niệu như giảm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu… Vỏ quả bầu có tác dụng lợi tiểu, tuy nhiên cần lưu ý phải rửa thật sạch nếu giữ luôn phần vỏ khi ăn.

4. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Chất xơ không hòa tan trong quả bầu có thể làm sạch ruột. Chất xơ còn giúp tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa táo bón, giúp giảm nguy cơ ung thư, giảm nồng độ axit và giảm thiểu tích lũy khí trong ruột.

5. Một số công dụng khác của quả bầu

ba bau an qua bau co tot khong 4
Quả bầu chứa hàm lượng nước cao - Ảnh minh họa: Internet
  • Bầu luộc giúp thân nhiệt mát, nhiều chất xơ giúp chống táo bón.
  • Đối với những người bị béo phì thì khi ăn quả bầu không lo bị tăng cân.
  • Giúp giảm lượng đường trong cơ thể: Những người bị tiểu đường ăn bầu giúp giảm lượng đường.

Bà bầu có ăn được quả bầu không?

Trước sự lành tính và nhiều tác dụng có lợi của loại rau củ này, nhiều chị em thắc mắc không biết bà bầu có nên ăn quả bầu không, bà bầu ăn canh bầu có tốt không? Câu trả lời là có.

Bà bầu ăn quả bầu có tốt không? Thường xuyên bổ sung quả bầu vào thực đơn hàng ngày giúp mẹ có sức khỏe tốt, không bị tăng cân do có đến 92% nước chứa trong quả bầu. Mẹ có thể chế biến các món như bầu luộc, bầu hấp, nấu canh với thịt nạc, xào với dầu thực vật… thay đổi để không bị  ngán.

ba bau an qua bau co tot khong 3
Thường xuyên bổ sung quả bầu vào thực đơn hàng ngày giúp mẹ có sức khỏe tốt - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh quả bầu không tốt cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, với những tác dụng tuyệt vời của quả bầu nêu trên cho thấy chị em ăn bầu rất tốt cho sức khỏe, có khả năng trị chứng táo bón, đồng thời bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu nên lưu ý gì khi ăn bầu?

Tuyệt đối không ăn quả bầu có vị đắng.

Quả bầu tính hàn lạnh nên việc mẹ ăn quá nhiều có thể gây nôn tháo, tiêu chảy.

Những người đầy hơi, bị sưng ống chân không nên ăn bầu vì sẽ làm bệnh lâu khỏi. Bên cạnh đó, những người tỳ vị hư hàn, hay bị lạnh bụng cũng không nên ăn.

Các bộ phận khác cũng có thể sử dụng làm món ăn

Bà bầu ăn quả bầu có tốt không? Gần như tất cả các bộ phận của bầu đều có thể tận dụng để làm món ăn, bài thuốc.

ba bau an qua bau co tot khong 2
Đây là món rau thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình - Ảnh minh họa: Internet

1. Ruột và hạt bầu

Theo thói quen, hầu hết các bà nội trợ thường có thói quen khoét bỏ ruột và hạt trước khi chế biến thành món ăn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên cắt bỏ ruột và hạt khi quả bầu quá già. Bởi vì phần ruột bầu không những chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, hạt bầu còn có tác dụng để trị giun hay đau đầu. Hoặc khi mẹ bầu bị viêm lợi, tụt lợi có lấy hạt bầu đun lấy nước để súc miệng rất tốt và lành tính.

2. Rau bầu

Đây là món rau thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình. Rau bầu giàu chất xơ nên giúp người ăn no bụng mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian rau bầu còn có tác dụng chữa sỏi thận, tiểu ít, tiểu khó. Tuy nhiên hiệu quả được đánh giá là tùy thuộc vào cơ địa của từng người, công dụng thấy rõ nhất là bổ sung chất xơ và thanh nhiệt.

3. Tua bầu

Khi nhặt ngọn bầu, nhiều người hay ngắt bỏ tua. Tuy nhiên nếu tua bầu non thì việc ngắt bỏ là không cần thiết vì không chỉ ăn ngon, tua bầu thường còn có thể đun lên làm nước tắm để trị mẩn ngứa, rôm sảy mùa hè.

4. Hoa bầu

Hoa bầu là món ăn ngon và còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt, đặc biệt là khi ăn chung với hải sản. Ngoài ra với những người phải hoạt động ngoài trời, ra nhiều mồ hôi, có thể lấy hoa bầu đun lấy nước uống để đề phòng mất nước.

Những bài thuốc hay và lành từ quả bầu

ba bau an qua bau co tot khong 1
Quả bầu là loại thực phẩm rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam - Ảnh minh họa: Internet
  • Nhuận tràng: Quả bầu luộc chấm muối vừng, một món ăn giản dị, ngon miệng mà có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón.
  • Tiểu đường: Người bị tiểu đường, đái dắt ăn canh bầu hàng ngày cho hiệu quả tốt rất.
  • Răng lợi: Sưng mộng răng hay bị tụt lợi có thể chữa bằng cách lấy hạt bầu đun lấy nước ngậm và súc miệng từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Bệnh về da: Tua cuốn bầu có tác dụng trị rôm, mụn nhọt. Lấy hoa và tua cuốn của bầu nấu nước cho trẻ tắm, có tác dụng phòng ngừa thủy đậu, sởi, lở ngứa vào ngày hè nóng nực. Trị bệnh vàng da lấy rễ bầu sắc nước uống (có thể cho thêm chút đường).
  • Viêm gan, sỏi đường niệu, huyết áp cao: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
  • Trị bí tiểu, tiểu tiện: Người bị bí tiểu lấy nửa quả bầu và 5 củ hành sắc lấy nước uống 2 – 3 lần/ngày.

Có thể thấy, quả bầu là loại thực phẩm rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Bầu thường xuất hiện trong mỗi bữa ăn với các món như nấu canh, xào, luộc. Không những quả bầu có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người mà lá, hoa hay một số bộ phận khác của cây bầu cũng có tác dụng rất tốt. Vì vậy, chắc hẳn chị em đã có thể tự tin hơn khi nhắc đến vấn đề bà bầu ăn quả bầu có tốt không.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Cho bé ăn dặm theo cách này, con vừa lớn nhanh vừa khỏe mạnh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, vì vậy các bà mẹ đừng quan niệm sai...

Tâm sự cùng bé gái dậy thì

Trước khi vào tuổi dậy thì, để các cô gái không sửng sốt trước hiện tượng kinh nguyệt, cha mẹ...

Đau xương chậu khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau xương chậu khi mang thai là một trong những triệu chứng khiến chị em cảm thấy khó chịu và...

Cách nuôi dạy con thông minh không hề phức tạp như bạn nghĩ

Đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng để có cách nuôi dạy con thông minh là một việc...

Chúng ta đang ôm con hay ôm…. điện thoại?

Có đêm nào, các bậc làm cha làm mẹ ôm con vào lòng âu yếm trước khi con đi vào...

Học sinh bỏ ăn sáng thường có điểm số thấp hơn bạn bè

30% trẻ em tham gia khảo sát “hiếm khi hoặc không bao giờ” ăn sáng, trong khi 20% chỉ thỉnh...

Căn bệnh khó nói của phụ nữ sinh nhiều con

Sa tạng chậu, bệnh lý khiến không ít phụ nữ gặp trở ngại trong sinh hoạt, nhiều người thậm chí...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

9 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

9 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình