Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn mứt gừng: Tốt hay không tốt?

Mứt gừng là một trong những loại mứt Tết vị thơm ngon, hấp dẫn, hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm, trị khó tiêu ở người lớn và trẻ em. Đối với bà bầu, ăn mứt gừng liệu có tốt cho mẹ và bé?

Bà bầu có ăn được mứt gừng không?

Thông thường, các loại mứt thành phần đều chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe mọi người nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách, một số loại mứt làm từ trái cây và rau củ tươi sẽ mang lại những ích lợi đối với sức khỏe mẹ và bé, tiêu biểu là mứt gừng. 

Trong mứt gừng chứa Gingerol, một chất mang dược tính mạnh có tác dụng làm ấm, chống lạnh, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Bởi những đặc tính này mà theo y học cổ truyền, gừng đã được sử dụng để giúp kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu do ăn uống không điều độ.

Bà bầu bị khó tiêu có thể nhâm nhi vài lát mứt gừng - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, Gingerol còn có hương thơm đặc trưng dễ chịu, có thể làm giảm các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn thai nghén (khoảng 12 tuần đầu thai kỳ).

Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, giảm nghén, bà bầu ăn mứt gừng còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch trong những tháng đầu thai kỳ. Những bà bầu thường xuyên mắc cảm cúm, cơ thể mệt mỏi, uể oải có thể nhâm nhi vài lát mứt gừng trong ngày. 

Ngoài ra, trong gừng còn có một lượng nhỏ protein nhằm hỗ trợ phục hồi năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho bà bầu khi gặp các vấn đề về sức khỏe.

Những lưu ý khi bà bầu ăn mứt gừng

Mứt gừng được coi là loại thảo dược lành tính có tác dụng chữa trị và phòng ngừa những “bệnh vặt” do cơ thể suy nhược hoặc ăn uống không điều độ gây ra trong suốt quá trình mang thai.

Bà bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ mứt gừng trong ngày - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, chị em cần chú ý không nên quá lạm dụng mứt gừng mà chỉ nên cân nhắc ở mức vừa phải. Theo đó, khoảng 1 - 1,5g mứt gừng mỗi ngày sẽ giúp bà bầu tăng sức đề kháng, làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn.

Những bà bầu thường xuyên bị táo bón, nóng trong, đổ mồ hôi, nhạy cảm với thực phẩm cay, nóng nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mứt gừng và các thực phẩm chế biến từ gừng.

Cách làm mứt gừng thơm ngon, đơn giản tại nhà cho bà bầu 

Mứt gừng mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường tồn tại một số loại mứt gừng không đảm bảo chất lượng, chứa chất bảo quản làm ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu.

Do đó, bà bầu có thể tự tay làm món mứt gừng ngay tại nhà với nguyên liệu và các bước cực kỳ đơn giản. 

Bà bầu có thể tự mua gừng tươi về làm mứt - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu:

- Gừng tươi: 1 kilogram

- Muối: 200 gram

- Đường: 400 gram

- Nước vôi trong: 1 lít

Cách làm:

Bước 1: Gừng chọn củ vừa phải, tránh không lấy gừng quá non khi sên sẽ nát, miếng mứt ăn bị bở. Ngâm gừng trong nước rồi cạo vỏ thật sạch, để ráo nước.

Bước 2: Cho 200 gram muối hòa với 1 lít nước, cho gừng vào ngâm trong khoảng 30 phút để khử bớt vị cay, hăng của gừng.

Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát vừa ăn - Ảnh minh họa: Internet

Sau 30 phút, vớt gừng ra rửa nước muối thật sạch rồi cắt lát mỏng khoảng 1,5mm. Chú ý không nên cắt quá dày hoặc quá mỏng. Kế tiếp, ngâm toàn bộ gừng đã cắt vào nước vôi trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 3: Cho gừng miếng và đường vào trộn đều, để ngấm khoảng 4 tiếng. Thỉnh thoảng đảo đều tay. 

Bước 4: Gừng sau khi ngấm đường, cho lên bếp sên với lửa to. Chú ý đảo đều, nhẹ tay. Khi gần cạn, hỗn hợp sánh lại, bà bầu hạ lửa thật nhỏ và tiếp tục đảo đến khi đường khô bám đều vào miếng gừng. 

Bước 5: Quan sát thấy đường khô bám thành từng vệt, gừng màu hanh vàng, khô ráo là bạn đã hoàn thành công đoạn làm mứt gừng tại nhà.

Nguồn:

https://en.wikipedia.org/wiki/Ginger

http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-relief/

Thanh Phương

Tin liên quan

Khi mang thai và cho con bú, 'chụp, chiếu' có an toàn?

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ rất nhiều cho việc khám và chữa bệnh. Nhưng điều...

Loại rau thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng nhưng bà bầu không nên ăn

Ăn rau rất tốt cho bà bầu nhưng một số loại rau dưới đây thì các bà bầu nên...

Ứ dịch lòng tử cung sau sinh

Sự ứ dịch lòng tử cung (UDLTC) là tình trạng trắc trở ở giai đoạn hậu sản, mặc dù không...

Mẹo 'vàng' giúp bà bầu giảm nghén hiệu quả trong giai đoạn đầu thai kỳ

Có nhiều cách hiệu quả trong ăn uống, sinh hoạt để mẹ bầu thoát khỏi “ám ảnh” ốm nghén.

Những nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi khi bà bầu nhiệt miệng

Trong giai đoạn thai kỳ, nhiều bà bầu bị nhiệt miệng và thắc mắc không biết có ảnh hưởng đến...

Thai nhi bị suy não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu mẹ ăn cá kiểu này

Có một số loại cá dù có thích ăn đến đâu thì mẹ bầu cũng nên tránh vì nó sẽ...

Viêm lợi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tôi 35 tuổi, đang mang thai 20 tuần. Gần đây, tôi thấy lợi hay bị chảy máu và sưng lên,...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình