Khoảng 90% phụ nữ tiêu thụ ít hơn mức axit folic được khuyên dùng cho thai kỳ và chỉ có một phần nhỏ (10%) đáp ứng được yêu cầu. Nếu mẹ ở trong 90% này, đồng nghĩa với việc em bé sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh nghiêm trọng.
Ngăn chặn chứng nứt đốt sống, khuyết não và thoát vị não với axit folic
Các khiếm khuyết ống thần kinh là các khiếm khuyết ảnh hưởng đến não của trẻ và sự phát triển của tủy sống. Các chứng bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến thai kỳ nhiều nhất là:
Nứt đốt sống: Một tình trạng mà cột sống và tủy sống không được đóng hoàn toàn. Nó dẫn đến các vấn đề về vận động, khuyết tật về học tập, các vấn đề xã hội và một loạt các vấn đề sức khoẻ khác cho đứa trẻ.
Khuyết não: Vấn đề phát triển não nghiêm trọng gây ra tình trạng khuyết hoặc thiếu hẳn não, dẫn đến thai chết lưu hoặc sống sót chỉ trong vài giờ sau khi sinh.
Thoát vị não: Trong khuyết tật bẩm sinh này, một phần của mô não và màng của trẻ sơ sinh nhô lên trong một cái bướu thông qua một lỗ hổng bất thường trong hộp sọ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng tiêu thụ ít nhất 0,4 mg axit folic mỗi ngày trước khi thụ thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ các khiếm khuyết ống thần kinh nghiêm trọng ở trẻ đến 70%. Đây là lý do mạnh mẽ để bất cứ mẹ bầu nào đang thiếu hụt axit folic cần bổ sung ngay lập tức.
Giảm nguy cơ hở hàm ếch
Mẹ bầu bổ sung 0,4 mg axit folic hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bé bị hở hàm ếch còn khoảng 1/3! Trong một nghiên cứu của Na Uy, các nhà nghiên cứu ước tính khoảng 22% các trường hợp thai nhi hở hàm ếch có thể tránh được nếu người mẹ đảm bảo họ bổ sung axit folic hàng ngày. Nước này không cho phép bổ sung axit folic qua thực phẩm và cũng có tỷ lệ các ca hở hàm ếch cao nhất ở châu Âu.
Cải thiện vấn đề thiếu máu khi mang thai
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường dễ bị thiếu máu hơn nam giới. Folate là chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển bình thường của hồng cầu. Khi mẹ bầu không uống đủ lượng vitamin, các tế bào hồng cầu có thể gặp những bất thường lớn. Mang thai tự nó có thể làm tăng nguy cơ cho mẹ cho vấn đề này, khiến mẹ mệt mỏi, nhức đầu và xanh xao. Đảm bảo lượng folate cần thiết này có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái và xua tan nỗi lo thiếu máu.
Mẹ cần bổ sung 0,4mg axit folic hàng ngày trong thai kỳ
Tại Hoa Kỳ, cả Cơ quan Y tế Công cộng Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Ngừa bệnh đều khuyên nên dùng axit folic mỗi ngày 0,4 mg hoặc 400 mcg axit folic ở những phụ nữ khỏe mạnh bình thường trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những người đang cố gắng có thai. Nếu mẹ được bác sĩ khuyến cáo thai nhi có nguy cơ cao có khuyết tật ống thần kinh do lịch sử y tế trước khi mang thai, mẹ sẽ cần uống axit folic nhiều hơn trong thời gian mang thai. Thông thường, mẹ cần tăng lên khoảng 5 mg mỗi ngày đến hết tuần thứ 12 của thai kỳ.
Những trường hợp có nguy cơ cao mắc các biến chứng:
Trường hợp một trong hai đối tác có khuyết tật ống thần kinh.
Trường hợp lịch sử gia đình bên mẹ hoặc bố có các khuyết tật
Mẹ cũng cần cảnh giác với các loại thuốc liên quan đến sự hấp thụ axit folic: thuốc chống động kinh, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid có thể ngăn tế bào của cơ thể không thể hấp thụ axit folic mà mẹ bổ sung. Những thuốc kháng axit folic này có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh cũng như các khiếm khuyết về đường niệu, các khuyết tật tim mạch và hở hàm ếch. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nguồn thực phẩm giàu axit folic
Nếu mẹ muốn có một phương pháp tốt hơn để bổ sung axit folic lành mạnh, hãy cân nhắc việc ăn các thực phẩm chứa nhiều vi chất này. Dưới đây là một số thực phẩm sẵn có giàu folate, dạng tự nhiên của axit folic:
Rau lá xanh đậm, rau bina, cam, thịt gà, thịt heo, quả hạch, các loại đậu, súp lơ, măng tây.
Ngoài ra còn có mì ống, bánh mì, bột ngô, bột mì, gạo trắng có hàm lượng folate cao.
Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý không sử dụng quá hàm lượng axit folic, vì có thể dẫn đến nguy cơ trẻ mắc tự kỷ và ngăn cản cơ thể mẹ hấp thụ các loại vi chất khác.
Nguồn Cure Joy