Có một điều không phải ai cũng biết là cơ thể chúng ta rất cần sắt, sắt được bơm liên tục trong mạch máu mỗi ngày. Sắt là chất cần thiết trong quá trình tổng hợp Hemoglobin, một phần của hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy và carbon dioxide. Hemoglobin lấy oxy trong phổi, đẩy nó đi qua dòng máu và đưa tới các mô bao gồm da và cơ. Sau đó, nó lấy carbon dioxide và đưa trở lại phổi và thở ra ngoài.
Thiếu sắt
Nếu cơ thể không hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết sẽ mắc bệnh thiếu sắt. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi thiếu sắt đã tiến triển thành thiếu máu, đây là tình trạng khi lượng sắt trong cơ thể quá thấp để hồng cầu có thể hoạt động hiệu quả. Thiếu sắt là sự thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thiếu máu ở Hoa Kỳ.
Các triệu chứng bao gồm:
- Mệt mỏi
- Da và móng tay nhợt nhạt
- Sức khỏe yếu
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Viêm âm học (viêm lưỡi)
Các nguồn sắt
Cơ thể người hấp thụ sắt từ thịt động vật nhiều hơn từ hai đến ba lần so với thực vật. Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất là:
- Thịt bò nạc
- gà tây
- Gà
- Thịt lợn nạc
Cá
Mặc dù chúng ta ít hấp thụ chất sắt trong thực vật, tuy nhiên, có một số thực vật chứa lượng chất sắt khá cao, đông thời bổ sung vitamin C nhằm tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Một số nguồn thực vật tốt nhất là:
- Đậu, bao gồm đậu pinto, đậu nành và đậu lăng
- Các loại rau lá màu xanh đậm như rau bina
- Các loại ngũ cốc ăn sáng bổ sung
- Cơm
- Bánh mì
Những người có nguy cơ cao:
Những trường hợp sau đây có nguy cơ cao bị thiếu sắt:
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Khi mang thai hoặc đang trong thời kì cho con bú, cơ thể phụ nữ cần nhiều sắt hơn để đưa oxy tới thai nhi và phát triển các cơ quan sinh sản. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện các liệu trình bổ sung sắt.
Trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh chỉ chứa đủ chất sắt trong sáu tháng đầu đời. Sau sáu tháng, nhu cầu sắt của trẻ tăng. Sữa mẹ và sữa bột bổ sung sắt có thể cung cấp lượng sắt mà các thực phẩm khác không đáp ứng được. Trong khi đó, sữa bò lại là một nguồn kém chất sắt. Khi trẻ em uống quá nhiều sữa, mà bỏ qua các loại thức ăn khác và có thể mắc bệnh "thiếu máu do sữa". Hai cốc sữa mỗi ngày là đủ đối với trẻ mới biết đi.
Bé gái ở độ tuổi vị thành niên: Chế độ ăn không đều hoặc không phù hợp - kết hợp với sự tăng trưởng nhanh - khiến các bé gái bị nguy cơ bị thiết sắt.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Những phụ nữ có kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể dẫn tới tình trạng thiếu sắt.
Làm thế nào để ngăn ngừa thiếu sắt
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm các nguồn chất sắt tốt để ngăn ngừa bệnh thiếu sắt. Kết hợp các nguồn thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C chiết xuất từ thực vậttrong một bữa ăn. Ví dụ: salad ớt chuông, rau bina với nước chanh, hoặc các loại ngũ cốc và dâu.
Nếu bệnh quá nghiêm trọng và cần điều trị, hãy gặp các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để đánh giá tình trạng sắt trong cơ thẻ và có các hình thức điều trị phù hợp- có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng các thực phẩm bổ sung.
Nguồn: Eatright