Xử lý thế nào vụ nghi vấn bỏ thuốc sâu đầu độc cả gia đình ở Phú Thọ?
Ngày 25/7, Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã trả kết quả xét nghiệm mẫu nước trong bể của gia đình anh Đinh Đức Sơn, xã Cự Đồng, (huyệnThanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).
Theo kết quả, mẫu nước trong bể dương tính với thuốc diệt cỏ Paraquat cực độc. Như vậy, đã có căn cứ để khẳng định nguồn nước của gia đình anh Sơn đã bị kẻ xấu bỏ thuốc đầu độc.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên xảy ra việc này. Cách đây khoảng 6 tháng, gia đình anh Sơn cũng phát hiện vỏ chai thuốc trừ sâu trong bể nước ăn của gia đình, nhưng lần đó mọi người chỉ bị đau bụng nhẹ. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh – Đoàn LSTP Hà Nội) nhận định kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy trong bể của gia đình anh Sơn dương tính với chất Paraquat.
Paraquat thuộc nhóm chất diệt cỏ tác dụng nhanh và không chọn lọc, có tác dụng ăn mòn, phá hủy các tế bào như phổi, thận, gan, tim… cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần uống phải 10ml Paraquat có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
"Tỉ lệ tử vong của ngộ độc paraquat rất cao, trung bình từ 70 - 90%. Để có căn cứ xử lý đối tượng gây ra, Cơ quan điều tra cần trưng cầu giám định mẫu nước bị nhiễm độc chất Paraquat có gây nguy hiểm đến tính mạng con người hay không.
Trường hợp, nếu cơ quan giám định trong tố tụng hình sự kết luận với mẫu nước nhiễm độc chất Paraquat khi sử dụng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng thì đối tượng nào thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý về tội Giết người.
Xét hành vi của đối tượng, nếu chỉ do mâu thuẫn trong sinh hoạt mà bực tức trả thù lén bỏ thuốc diệt cỏ vào bể nước sinh hoạt của gia đình anh Sơn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm L, n khoản 1 Điều 123 BLHS.", Luật sư Thơm phân tích.
Theo luật sư Thơm, trong trường hợp, nếu cơ quan chuyên môn xác định mẫu nước nhiễm độc chất Paraquat gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (không gây chết người) thì đối tượng có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác được qui định tại Điều 134 BLHS.
Tỷ lệ tổn hại sức khỏe của những người trong gia đình anh Sơn sẽ là căn cứ xử lý đối tượng tương ứng theo quy định tại Điều 134 BLHS.
Nếu hậu quả chưa xảy ra do được phát hiện ngăn chặn và không ai bị tổn hại sức khỏe (không có tỷ lệ % tổn hại sức khỏe) thì không có căn cứ xử lý hình sự đối tượng.
Mặc dù hành vi của đối tượng chưa cấu thành tội phạm nhưng đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn nên cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hành chính theo điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi "Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác"
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...