Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, chống sự phát triển của u bướu.

Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.

Ảnh minh họa

 Mặc dù có nhiều dinh dưỡng, nhưng theo chuyên gia y tế, chỉ nên ăn 3 quả quýt mỗi ngày là có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày cho mỗi người. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng vitamin C nạp vào cơ thể quá độ, quá trình chuyển hóa axit oxalic của cơ thể sẽ tăng lên, dễ gây sỏi tiết niệu, sỏi thận.

Ngoài ra ăn nhiều quýt cũng có hại cho miệng, răng và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu tiêu thụ quá nhiều quýt, nhiệt sinh ra không thể chuyển thành chất béo, nó được lưu trữ trong cơ thể và không thể tiêu thụ kịp thời, sẽ dẫn đến "nóng trong", biểu hiện là viêm miệng, viêm nha chu, viêm họng và táo bón.

3 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Người đang bị ho

Cam quýt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ bị ho thì bạn không nên cho ăn quýt bởi có thể khiến bệnh thêm nặng hơn. Dù vỏ quýt có tác dụng chữa ho hiệu quả nhưng thịt quýt lại gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và khiến tình trạng ho càng kéo dài hơn.

Trong thịt quýt có chứa celluite, chất này sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh nhiều dịch đờm hơn. Do vậy thay vì ăn quýt bạn nên lựa chọn những loại quả phù hợp hơn như dưa hấu, dứa, táo, lê, hay nho.

Người sau phẫu thuật đường tiêu hóa

Do trong dung dịch nước ép của các loại quả như cam, quýt có chứa phần lớn thành phần acid citric tương đối cao. Những chất này thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat, một loại chất thường dùng để chống đông máu. Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.

 
Do vậy mà những bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột... khi vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục thì không nên ăn quýt để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị thương. Hơn nữa, những trường hợp có các vết viêm loét cũng có nguy cơ xuất huyết nếu ăn cam quýt.

Người đang uống thuốc kháng sinh

Do trong nước ép quýt có chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh. Nếu mất cấu trúc hóa học, thuốc sẽ không còn công hiệu tiêu diệt vi khuẩn và bệnh nhân sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.

Bên cạnh đó, nước cam quýt còn can thiệp sâu vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ trong máu giảm giảm hấp thu từ ruột.

3 lưu ý cần tránh khi ăn quýt

- Không ăn quýt vào buổi sáng: Vào buổi sáng, bạn nên tránh ăn sáng bằng những trái quýt, đặc biệt là khi cái bụng vẫn còn rỗng sau một đêm ngủ. Nếu ăn nó sẽ làm tăng độ pH, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Thay vào đó, bạn nên ăn sáng với những loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.

- Không ăn quýt gần với sữa: Trong quýt có chứa nhiều axit tartaric và vitamin C có thể phản ứng với các protein trong sữa khiến cho chúng bị vón cục gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa như chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Không ăn quýt trước khi đánh răng: Axit trong nước quýt bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính, ngăn chặn sự ăn mòn của axit với men răng của bạn.